Viện nghiên cứu sinh học ứng dụng

Tư vấn hỗ trợ: (+84) 962 567 869 - (+84) 886 550 986 - (+84) 357 368 689

Cách sử dụng chế phẩm sinh học trong trồng trọt

Sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp không chỉ làm cho hiệu suất giảm, lợi nhuận không cao mà nó còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến con người và môi trường sống. Vậy nên, các chế phẩm sinh học trong trồng trọt ra đời được coi là giải pháp hữu hiệu nhất để khắc phục tình trạng này.

Cách sử dụng chế phẩm sinh học trong trồng trọt

1. Hóa chất, thuốc trừ sâu trong trồng trọt gây hại ra sao?

Đối với con người

Phần lớn các hóa chất mà con người dùng để phun, ngâm rau củ quả đều là những sản phẩm giá rẻ, xuất từ Trung Quốc. Chỉ cần một lượng nhỏ là có thể phun được cả sào, cả ha cây trồng. Nếu ăn phải loại rau củ quả có chứa loại hóa chất này thì con người sẽ bị ngộ độc. Về lâu về dài, khi hóa chất này tích tụ vào sâu bên trong cơ thể có nguy cơ gây ra rất nhiều căn bệnh nguy hiểm như gan, thận, ung thư,…

Đối với môi trường

Sử dụng thuốc diệt cỏ có thể gây chết động vật, làm biến đổi sự cân bằng của hệ sinh thái, làm tình trạng ô nhiễm môi trường, nguồn nước, đất và không khí trầm trọng hơn. Khi lượng thuốc trừ sâu tồn dư lâu mà không phân hủy ở trong đất, trong nước thì có thể là căn nguyên gây nhiễm độc ở động vật. Con người khi dùng các loại thức ăn thực vật hay động vật bị nhiễm độc thuốc trừ sâu thì cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.

Chính bởi vì vậy mà các nhà nghiên cứu đã cho ra đời loại chế phẩm sinh học dùng trong trồng trọt. Nó có nhiều ưu điểm vượt trội, giúp bà con tiết kiệm được chi phí khá lớn trong quá trình trồng trọt, mang lại nguồn năng suất cao, đảm bảo chất lượng cây trồng như ý. Với sự góp mặt của chế phẩm sinh học giúp giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng. Đồng thời, qua đó giúp cải thiện môi trường sinh thái hiệu quả hơn.

Cách sử dụng chế phẩm sinh học trong trồng trọt

2. Ưu điểm của chế phẩm sinh học trong nông nghiệp

  • Giúp cân bằng hệ sinh thái như vi sinh vật, dinh dưỡng,… trong môi trường đất nói riêng và tổng thể môi trường nói chung.
  • Dùng chế phẩm sinh học giúp bà con có thể yên tâm tuyệt đối vì nó sẽ không làm ảnh hưởng tiêu cực để kết cấu đất, tránh tình trạng đất bị chai như dùng thuốc trừ sâu. Ngoài ra, chế phẩm còn giúp ngăn ngừa tình trạng thoái hóa đất và gia tăng độ phì nhiêu của đất hiệu quả.
  • Giúp đồng hóa các chất dinh dưỡng, qua đó làm tăng năng suất trồng trọt và chất lượng nguồn nông sản thu được.
  • Tiêu diệt hoàn toàn các loại côn trùng gây hại, giúp cây trồng ít bị bệnh hại, tăng sức đề kháng cho cây mà không gây bất kỳ sự ảnh hưởng nào đến môi trường như dùng hóa chất, thuốc trừ sâu.
  • Chế phẩm sinh học cho cây trồng có khả năng tự phân hủy, chuyển hóa thành chất hữu cơ bền vững. Và những chất thải này sẽ giúp làm sạch môi trường hiệu quả hơn.

Chế phẩm sinh học EM

Chế phẩm sinh học EM1

3. Các loại chế phẩm sinh học trong trồng trọt

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại chế phẩm sinh học khác nhau. Song, nhìn chung nó được chia làm 3 nhóm chính như sau:

Chế phẩm sinh học dùng để cải tạo đất và xử lý phế thải nông nghiệp

Đất được dùng để trồng rau củ quả đòi hỏi phải đảm bảo sự tơi xốp, có khả năng giữ ẩm và thoát hơi nhanh như loại đất pha cát, đất phù sa,… Trường hợp đất trồng không đạt được các tiêu chí này thì ba còn phải dùng chế phẩm sinh học để xử lý, cải tạo nó. Quy trình cải tạo được thực hiện theo trình tự như sau:

Bước 1: Dùng chế phẩm sinh học pha loãng theo tỉ lệ hướng dẫn rồi phun đều lên bề mặt đất. Tuyệt đối không được pha quá nhiều hoặc quá ít theo như yêu cầu. Bởi nếu pha chế phẩm sinh học quá ít thì kết quả sẽ không được như ý. Còn nếu pha quá nhiều không những gây lãng phí mà nó còn có thể gây phản tác dụng.

Bước 2: Dùng lá cây già, cây rau bị hư, cỏ ở trong ruộng,… để phủ lên lớp đất  với độ dày khoảng từ 4 đến 5cm. Đợi khoảng 2 đến 3 tuần sau đó thì bạn có thể tiến hành gieo hạt giống hoặc trồng cây. Lưu ý, trước khi gieo hạt hay trồng cây tầm 5 đến 7 ngày bà con nên phun chế phẩm sinh học theo đúng tỉ lệ mà nhà sản xuất hướng dẫn.

Bước 3: Dùng phân hữu cơ vi sinh gồm hỗn hợp Enzyme và những vi khuẩn có lợi cho đất để kết hợp với nhau đảm bảo thành phần sinh học hoàn toàn, không chứa độc tố hay hóa chất gây hại. Nhờ nó mà đất sẽ hồi phục được độ màu mỡ, đảm bảo tái tạo được dưỡng chất trong đất để nuôi trồng cây hiệu quả.

Bước 3: Ủ hoạt hóa vi sinh bằng cách dùng 1 lít chế phẩm sinh học với 1.2kg rỉ mật đường và 100 lít nước sạch không chứa clo. Tất cả đem khuấy đều để tạo thành hỗn hợp, ủ kín trong thời gian 24 giờ rồi mở nắp ra, dùng màn vải che chắn cẩn thận để không cho bụi bẩn hay côn trùng bay vào.

Bước 4: Định kỳ cứ ủ được 3 đến 5 ngày thì hãy pha thêm 400 đến 500 lít nước để tưới cho cây trồng. Mỗi lần tưới cách nhau 10 đến 15 ngày. Sau khi dung dịch được pha loãng thì phải dùng ngay, không lưu trữ vì nó sẽ mất chất, không còn tốt cho cây.

Chế phẩm sinh học dùng để cải tạo đất và xử lý phế thải nông nghiệp

Chế phẩm sinh học dùng để sản xuất phân bón kích thích tăng trưởng cây trồng

Thông thường rất nhiều bà con sử dụng phân gà, phân bò, phân heo từ các trang trại chăn nuôi để bón cho cây. Chúng tôi cũng không thể phủ nhận được thành phần dinh dưỡng dồi dào từ các loại phân này. Hàm lượng đạm lên đến 2%. Tuy nhiên, độ ẩm của các loại phân này rất cao, trung bình khoảng từ 70 đến 80%. Nếu sử dụng phân bò, phân gà, phân heo để bón trực tiếp cho cây trồng sẽ phát ra mùi hôi khó chịu.

Ngoài ra, hàm lượng hữu cơ trong các loại phân này rất cao, đó là nguyên nhân khiến cây trồng bị ngộ độc hữu cơ. Một số nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng trong phân gà, phân heo, phân bò có lượng vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng là tương đối lớn, đặc biệt là nhóm vi khuẩn Salmonella và E.coli. Chính vì điều này mà người nông dân cần phải ủ hoai phân hoặc phơi trộn cùng với các giá thể khác để giảm độ ẩm, phát huy hiệu quả của nó nhiều hơn.

Bước 1: Muốn tạo ra phân chuồng tốt nhất để bón cho cây trồng thì bà con có thể sử dụng chế phẩm EM gốc dạng bột, một sản phẩm của Vbio để ủ hoai bổ sung vi sinh vào đống ủ. Loại chế phẩm này có nhiều ưu điểm như nồng độ vi sinh vật, chỉ mất thời gian 24 đến 48h ủ là có thể dùng được. Ngoài ra, thời gian bảo quản của chế phẩm này khá lâu. Thậm chí là qua 6 tháng thì bà con cũng không cần phải lo lắng nồng độ của nó bị giảm.

Thực tế, chế phẩm sinh học này không chỉ dùng để ủ phân chuồng, phân cá mà nó còn có công dụng xử lý ao chuồng nuôi thủy sản, gây ức chế tảo lam, khử khí độc,… Khi muốn dùng để ủ phân này bà con chỉ cần dùng chế phẩm này hòa với nước theo tỉ lệ hướng dẫn trên bao bì rồi sau đó tươi đều lên các nguyên liệu phân chuồng như phân heo, phân bò, phân gà, phân dê,… là được.

Bước 2: Bà con cũng có thể trộn phân chung với những chế phẩm nông nghiệp khác nữa như vỏ chuối, vỏ trái thanh long, vỏ cà phê, mạt xơ dừa, mạt cưa, lá cây,… Đảm bảo điều chỉnh tỉ lệ chế phẩm sinh học và nguyên liệu để đạt được độ ẩm từ 50 đến 55%. Sau đó vun thành đống ủ cao từ 1 đến 1.5m2 rồi dùng bạt hay bao nilon để trùm kín, tránh mưa nắng gây ảnh hưởng.

Bước 3: Đợi sau 15 ngày thì hãy mở ra và đảo trộn khối ủ một lần. Khi kiểm tra thấy nhiệt độ khối ủ bằng với nhiệt độ ở bên ngoài trời thì có thể là phân hữu cơ đã chín và lúc này bà con chỉ viên đem nó bón cho cây trồng là được.

Bước 4: 15 ngày tiếp sau đó khi nhiệt độ của khối ủ giảm khoảng 40 đến 45 độ C thì bạn cần phải bổ sung thêm men sinh học để tăng chất lượng của phân. Cách sử dụng cũng rất đơn giản, đem chúng pha với nước sạch rồi tưới hay trộn đều với khối ủ là được. Lúc này, tiếp tục ủ cho đến khi nào nhiệt độ của khối ủ bằng với nhiệt độ bên ngoài thì có nghĩa là phân đã chín và bà con chỉ cần sử dụng nó để bón cây.

Chế phẩm sinh học dùng để phòng trừ sâu bệnh gây hại cho cây trồng

Sử dụng chế phẩm sinh học phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng được cũng là một giải pháp khá hiệu quả. Nó đảm bảo công tác phòng trừ dịch bệnh dễ dàng hơn, hạn chế được các nguy cơ độc hại vẫn thường xảy ra khi dùng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học. Từ đó đảm bảo không gây hại đến sức khỏe con người và môi trường.

Chế phẩm sinh học dùng để phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng có chứa rất nhiều thành phần khác nhau như Aspergillus oryzae,  Bacillus thuringiensis, Bacillus sphaericus,  Beauveria bassiana,… và nhiều thành phần khác nữa. Sử dụng nó mang lại hiệu quả tuyệt vời trong việc phòng trừ các bệnh gây hại thường gặp ở cây trồng như nhện đỏ, bọ cánh cứng, châu chấu, cào cào, ấu trùng sâu, ve sầu, mối, rệp sáp, rệp nâu,…

Nhờ có chế phẩm sinh học mà cây trồng được kháng khuẩn, kháng nấm hiệu quả, ngăn ngừa bệnh xảy ra ở lá, rễ, thân và quả. Cũng có một số trường hợp cây trồng bị bệnh chết nhanh chết chậm, mốc sương, sương mai, héo rũ, héo xanh, phấn trắng, thối lở rễ,… Tất cả những căn bệnh này sẽ được phòng ngừa hiệu quả chỉ cần nhờ đến chế phẩm sinh học.

Chế phẩm sinh học dùng để phòng trừ sâu bệnh gây hại cho cây trồng

Với những chia sẻ trên đây hy vọng rằng bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về các chế phẩm sinh học trong trồng trọt là gì và cách sử dụng nó sao cho đúng cách. Hiện nay trên thị trường cũng có khá nhiều cửa hàng cung cấp chế phẩm sinh học nhưng không phải nơi nào cũng đảm bảo chất lượng, uy tín. Nếu không muốn tốn thời gian để tìm hiểu mà đưa ra quyết định sai lầm thì bạn nên đến với chúng tôi để được tư vấn và lựa chọn loại chế phẩm sinh học phù hợp nhất với nhu cầu.

Hiện VBio có cung cấp các loại chế phẩm như: Mật rỉ đườngmen ủ phân cá,…Các chế phẩm của VBio hiện đã có nhiều trang trại chăn nuôi, trồng trọt sử dụng và đem lại hiệu quả cao. 

Để được tư vấn mua sản phẩm tốt nhất mời quý khách liên hệ theo địa chỉ:

Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng

Địa chỉ: Số 39, Ngõ 189/61, Hoàng Hoa Thám, Ngọc Hà, Quận Ba Đình, TP Hà Nội
ĐT: (+84) 2422 118 008 – (+84)962 567 869
Website: https://vbio.vn/
Email: vbiovn1@gmail.com

TIN LIÊN QUAN

Hiển thị
  • image
  • image
  • image
  • image
zalo
phone
Hỗ trợ trực tuyến
images Gọi điện
images Nhắn tin
images 0 Giỏ hàng
images Chat zalo
images Facebook