Viện nghiên cứu sinh học ứng dụng

Tư vấn hỗ trợ: (+84) 962 567 869 - (+84) 886 550 986 - (+84) 357 368 689

Quy trình nuôi gà thịt trên nền đệm lót sinh học hiệu quả nhất hiện nay

Xu hướng nuôi gà thịt khoa học mang đến hiệu quả kinh tế cao, giúp người chăn nuôi có cuộc sống khá giả nhờ nuôi gà thịt trên nền đệm lót sinh học. Cách thức này đã giúp cho các hộ gia đình, chủ trang trại sản xuất ra những lứa gà thịt dai và thơm ngon, dù nuôi quy mô nhỏ hay lớn, đàn gà đều phát triển khỏe mạnh, ít bệnh tật, cho năng suất cao. Đặc biệt, không gây ô nhiễm môi trường mà còn tiết kiệm chi phí sản xuất. Để giúp được bà con có thêm kỹ thuật, kinh nghiệm chăn nuôi hiệu quả, VBio mách bà con quy trình nuôi gà thịt trên nền đệm lót sinh học vừa đảm bảo chất lượng thịt, tránh những rủi ro không đáng có, đã được các gia đình, chủ trang trại áp dụng thành công, đạt hiệu quả cao nhất.

quy trình nuôi gà thịt

1. Quy trình nuôi gà thịt – Cách chọn giống gà thịt

Việc chọn các giống gà để nuôi lấy thịt là yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định đến hiệu quả chăn nuôi cũng như đầu ra của sản phẩm. Chủng loại gà, giống gà, tỷ lệ lai tạo giống… là những yếu tố bà con cần quan tâm. Ở Việt Nam có rất nhiều giống gà cho chất lượng thịt ngon, năng suất, được giá bán và có đầu ra ổn định như: Gà Ri, gà Mía, gà Hồ, gà Ác, gà Đông Tảo, gà Tàu Vàng, gà Lạc Thủy,  gà Tre, gà chọi, lai chọi… Nếu nuôi theo phương pháp trên nền đệm lót sinh học thì hiệu quả và năng suất sẽ gấp nhiều lần so với phương pháp nuôi truyền thống.

Chọn giống gà thịt

2. Thiết kế chuồng nuôi

Làm chuồng đúng kỹ thuật sẽ giúp đàn gà có môi trường sống tốt, ít mắc bệnh, do đó bà con cần chú ý đến các hướng dẫn sau đây để chăn nuôi an toàn hơn.

Chuồng gà phải đảm bảo yếu tố luôn mát mẻ vào mùa hạ, ấm áp vào mùa đông, thuận tiện về nguồn nước và dễ vệ sinh, do đó nên làm cửa chuồng xoay về hướng Đông Nam để đàn gà đón ánh sáng mặt trời vào buổi sáng và tránh nắng nóng vào buổi chiều, không thiếu nước và ánh sáng, chuồng luôn được sạch sẽ. Xây chuồng ở vị trí cao, thoáng, tránh những nơi ô nhiễm, nhiều rác thải.

Thiết kế chuồng nuôi gà thịt

Mật độ nuôi gà thịt: Muốn gà nhanh lớn thì bạn chỉ thả 5 con/m². Nếu thả dày quá sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của gà, năng suất sẽ kém. Để tăng diện tích không gian cho gà ngủ nghỉ, tránh gà mổ nhau, bà con nên làm sạp (hình thang hoặc ngang), vừa tăng mật độ nuôi, vừa thêm hiệu quả kinh tế trên cùng 1 diện tích nuôi.

Mái chuồng bà con nên lợp bằng lá, ngói, nếu lợp tôn phải đảm bảo chống nóng. Mái lợp có độ nghiêng tùy theo vật liệu dùng, mái phải lợp quá vách để tránh mưa hắt, nắng chiếu.

Nền chuồng bà con nên làm bằng gạch chỉ đỏ hoặc lát xi măng, có độ dốc nhẹ tránh ứ đọng phân và nước.

Bố trí máng ăn nơi khô ráo, râm mát, đặt cạnh máng nước.

Mật độ nuôi gà thịt

Một lưu ý, do gà có đặc tính hay bay nhảy, ngủ trên cao, bà con có thể đặt các cành cây, thanh sào cho gà đậu ngủ, gà được hoạt động thịt sẽ săn chắc, ngọt hơn.

Bố trí nơi quây úm: Quây úm nên làm bằng cót ép hoặc cót đan. Nên dùng cả tấm dài 4m, cao 1m. Khi úm dùng 2 lá kẹp vào nhau, quây tròn lại. Kích thước quây úm: 12 – 16m2 úm được từ 500 gà con 01 ngày tuổi. Trong chuồng bà con nên chia làm 3 khu, khu quây úm, khu nuôi gà giò và nuôi gà trưởng thành sẽ hiệu quả kinh tế cao hơn.

3. Vệ sinh thú y trước khi nuôi gà thịt

Việc chuẩn bị chuồng nuôi sạch sẽ trước khi nuôi gà thịt nhốt chuồng sẽ loại bỏ được các tác nhân gây hại, giảm tối đa các mầm bệnh, thiệt hại cho gà.

Để làm tốt công đoạn này bà con cần chú ý:

  • Vệ sinh tiêu độc, khử trùng mô hình nuôi gà thịt bằng cách dùng chổi quét trần và nền chuồng, xịt nước rửa sạch nền, tường và rắc vôi bột phổ rộng toàn khu vực nuôi, đặc biệt là lối ra vào.
  • Đưa các dụng cụ như máng ăn, máng nước… rửa sạch, phơi khô.
  • Đối với chuồng kín cần sử dụng than tổ ong để xông chuồng nuôi.
  • Để chuồng thật khô ráo, sau 2 – 3 tuần mới thả gà.

4. Các dụng cụ cần thiết trong quy trình nuôi gà thịt

Chuẩn bị máng ăn: Nên chọn kiểu máng ăn làm bằng nhựa, tôn, mẹt tre. Bố trí máng ăn ở nơi cao ráo, thuận tiện cho gà lấy được thức ăn một cách dễ dàng. Thường xuyên kiểm tra máng ăn đảm bảo sạch sẽ, luôn có đủ thức ăn cho gà. Trong 3 tuần đầu dùng khay ăn bằng mẹt hoặc khay nhựa, có kích thước rộng 50cm, gờ mép cao 5cm.

Các dụng cụ cần thiết trong nuôi gà thịt

Chuẩn bị máng uống nước: Sử dụng các loại máng uống làm bằng nhựa có thể là máng tròn hoặc máng dài. Đặt máng uống xen kẽ với máng ăn để tiện cho gà lấy nước uống sau khi ăn. Trong 2 tuần đầu dùng máng nhựa loại 1lit, kê bằng gạch mỏng để gà không bới được độn chuồng vào làm bẩn nước uống, đặt máng so le với khay ăn.

Chụp sưởi: Bà con nên dùng chụp sưởi để đảm bảo cung cấp đủ nhiệt độ cho gà. Tùy độ tuổi của gà có thể điều chỉnh nhiệt độ khác nhau. Thông thường chụp sưởi treo cách nền chuồng khoảng 1m.

Chuẩn bị đệm lót sinh học: Nuôi gà trên nền đệm lót sinh học đã ngày càng trở nên phổ biến hơn bởi nhiều lợi ích tuyệt vời của nó, giúp người chăn nuôi tiết kiệm công sức, thời gian chăm sóc mà còn đem lại hiệu quả cao. Vậy cách làm đệm lót sinh học nuôi gà như thế nào? Lợi ích của nó đem lại là gì?

5. Cách làm đệm lót sinh học nuôi gà

Sử dụng đệm lót sinh học trong nuôi gà thịt là một kỹ thuật nuôi gà thịt đang được sử dụng rộng rãi tại các mô hình nuôi gà thịt hiện nay. Có hai cách làm đệm lót sinh học nuôi gà:

5.1. Cách làm đệm lót sinh học nuôi gà thịt từ trấu

  • Bước 1: Bà con trải một lượng trấu với độ dày từ 10-15cm trên toàn bộ nền chuồng nuôi gà, sau đó thả gà vào.
  • Bước 2: Sau khi quan sát thấy phân trải kín trên bề mặt chuồng, đối với gà úm vào khoảng 7-10 ngày, gà thịt là 2-3 ngày, bà con dùng cào, cào sơ qua lớp mặt đệm lót. Khi làm bà con cần quây đàn gà gọn vào một góc để tránh gây xáo trộn.
  • Bước 3: Bà con rắc đều chế phẩm sinh học EM VBio lên trên lớp đệm lót sinh học trong chuồng nuôi gà. Sau đó cào đều và nhẹ lên trên lớp đệm lót sinh học để lớp chế phẩm có thể được rải đều khắp toàn bộ trên nền chuồng nuôi gà thịt.

Cách làm đệm lót sinh học nuôi gà

5.2. Cách làm đệm lót sinh học từ mùn cưa kết hợp với trấu

Kỹ thuật nuôi gà bằng đệm lót sinh học từ mùn cưa kết hợp với trấu giúp kéo dài thời gian nuôi, do mùn cưa có đặc tính hút ẩm tốt. Dưới đây là các bước hướng dẫn làm đệm lót sinh học nuôi gà từ mùn cưa kết hợp trấu:

  • Bước 1: Rải một lớp trấu với độ dày khoảng 8-10cm, sau đó tiếp tục rải một lớp mùn cưa với độ dày 7-10cm lên trên khắp nền chuồng nuôi gà thịt. Nếu mùn cưa quá khô bà con có thể phun, tưới thêm nước sạch đều lên trên lớp mùn cưa khi đạt được độ ẩm 20% sau đó trộn đều lên.
  • Bước 2: Bước này bà con thực hiện tương tự như cách làm đệm lót sinh học từ trấu.
  • Bước 3: Sau khi đã cào xong lớp mặt của chất độn chuồng nuôi, bà con rắc đều chế phẩm sinh học EM VBio đã ủ lên trên bề mặt lớp trấu và mùn cưa. Tiến hành cào nhẹ và đều để lớp chế phẩm này được phân tán đều khắp mặt sàn chuồng nuôi. 

Cách làm đệm lót sinh học từ mùn cưa kết hợp với trấu

Lợi ích nuôi gà bằng đệm lót sinh học

  • Tránh ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi trường bởi mùi hôi, thối do phân gà gây ra.
  • Giảm tối đa tỷ lệ mắc các bệnh thường gặp ở gà như bệnh tiêu chảy và bệnh hen, bị thối bàn chân, không bị què chân, lông tơi mượt và sạch. Vì vậy, giảm thiểu tối đa công sức và thuốc phòng trị bệnh cho gà trong thời gian chăn nuôi.
  • Tăng khả năng sống và phát triển của đàn gà.
  • Chuẩn bị lớp đệm lót 1 lần trong suốt quá trình nuôi. Do đó tiết kiệm thời gian, công chăm sóc, vệ sinh chuồng gà.
  • Lớp đệm lót sau khi dùng có thể làm phân bón cho cây trồng rất tốt.

6. Quy trình, kỹ thuật nuôi gà thịt

6.1. Cách chọn gà giống

Nuôi gà hay bất kỳ con vật gì thì khâu chọn giống đóng vai trò rất quan trọng. Bà con ưu tiên nên chọn con giống có các đặc điểm sau đây: mắt sáng, mỏ đều, lông mượt, chân mập, cánh ôm, bụng thon, rốn liền, cân đủ. Loại bỏ con vẹo cổ, chân khô, hở rốn…

6.2. Cách nuôi gà con

Úm gà: Quy trình nuôi gà thịt quan trọng bà con cần chú ý đến đàn gà con từ 1 đến 21 ngày tuổi có hệ tiêu hóa và hô hấp chưa hoàn thiện, do đó, bà con cần úm gà đúng kỹ thuật. Úm trên nền chất độn và sử dụng nhiệt độ sưởi ấm bằng bóng điện. Nhiệt độ từ 31-33 độ C trong 3 tuần đầu. Sau tuần thứ 4, gà con đã sinh trưởng tốt có thể nuôi bình thường.

  • Tuần 1: 32-34 độ C
  • Tuần 2: 31-32 độ C
  • Tuần 3: 30-31 độ C
  • Tuần 4: 28-30 độ C

Mật độ: Duy trì gà giai đoạn úm ở mật độ 1000 con/ lồng quây úm. Cầm thay đổi mật độ theo tuổi trưởng thành của gà như sau:

  • Từ 1 – 7 tuần tuổi: Nuôi với mật độ 10-15 con/m2.
  • Từ 8 -20 tuần tuổi: Nuôi với mật độ 5-6 con/m2.
  • Từ 21 – 28 tuần tuổi: Nuôi với mật độ 3-3,5 con/m2.
  • Trên 28 tuần tuổi: Nuôi với mật độ 3 con/m2.

Độ ẩm: Do thời tiết ở Việt Nam cũng như các vùng có khí hậu khác nhau, bà con làm chuồng nơi cao ráo, tuy nhiên độ ẩm có thể duy trì từ 60-70%, đối với gà con nên chú ý độ ẩm phù hợp từ 50-60%.

Ánh sáng: Đối với gà từ 1-3 tuần tuổi nên được chiếu sáng 24/24h. Từ 4 – 6 tuần tuổi giảm xuống còn 16h.

6.3. Nuôi gà vỗ béo

Những lưu ý khi vỗ béo:

  • Che chắn chuồng trại kín gió, giữ ấm cho đàn gà.
  • Lau dọn, khử trùng, vệ sinh chuồng trại.
  • Giữ môi trường xung quanh quang đãng, sạch sẽ.
  • Cần tẩy giun sán và các loại ký sinh trùng trước khi vỗ béo.

Kỹ thuật nuôi gà thịt

Nên cho gà ăn theo tỉ lệ sau:

  • Mỗi bữa cho gà ăn 45 – 55% bột ngô.
  • 10-30% cám gạo.
  • 20% khô dầu.
  • 4-8% bột cá.

Bổ sung mỗi ngày các vitamin quan trọng như A, C, D, B, E, vitamin Bcomplex.

Trong mỗi bữa ăn đều có rau xanh: rau muống, khoai lang… Nên bổ sung cho ăn thêm mối, giun trùn quế, mối, cào cào, châu chấu, dế mèn….

Cho gà ăn nhiều lần trong ngày, mỗi lần một ít thức ăn, tránh để thừa. Sau ăn cho uống nước đun sôi để nguội pha với đường gluco.

7. Tiêm vắc xin phòng bệnh ở gà

Quy trình nuôi gà thịt trên nền đệm lót sinh học đã mang lại hiệu quả rất tích cực, bà con hạn chế tối đa các bệnh trên gà, chăn nuôi đạt năng suất cao. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho gà, bà con cần chú ý phòng bệnh cho gà theo từng giai đoạn tuổi.

–  Từ 1-10 ngày tuổi bà con chú ý nhỏ một số vắc xin phòng đậu gà vào mắt, mũi.

–   Trên 10 – 21 ngày tuổi tiêm vắc xin cúm gia cầm.

–     Hai tháng tuổi tiêm vắc xin tụ huyết trùng.

–  Hai đến năm tháng tuổi thì tẩy giun cho gà.

8. Một số bệnh thường gặp ở gà

Do ảnh hưởng của khí hậu nước ta do đó người chăn nuôi gà thường gặp khó khăn do dịch bệnh. Tuy nhiên, các bệnh trên gà có thể chữa trị được nếu bà con nắm rõ được nguyên nhân, biểu hiện của bệnh và dùng đúng thuốc điều trị. Sau đây là một số bệnh gà thường mắc phải.

Một số bệnh thường gặp ở gà

8.1. Bệnh coryza – Bệnh sổ mũi truyền nhiễm

Nếu thấy gà có những biểu hiện của bệnh coryza, người chăn nuôi nên lập tức cách ly gà bệnh. Các kháng sinh được sử dụng là Moxcolis, Amoxy, Nexymix.

8.2. Bệnh ORT – Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp

Bệnh ORT xuất hiện rất nhiều vào các mùa mưa. Gà sẽ bị sốt, bà co nên cho gà uống hạ sốt, sau đó dùng kháng sinh thảo dược chăn nuôi, Moxcin Vet 50,…từ 2-3 ngày trị bệnh cho gà.

8.3. Bệnh Gumboro – Bệnh viêm túi huyệt nguy hiểm

Khi phát hiện sớm gà mắc bệnh Gumboro, bà con nên tăng cường hệ miễn dịch cho gà bằng cách cho uống KTG có chứa K+ Glucose, Paracetamol vitamin C giúp cơ thể gà sản sinh chất miễn dịch.

8.4. Bệnh gà ủ rũ – Bệnh dịch gà đông tảo, gà chọi, gà nòi, gà tre

Bà con có thể sử dụng các loại kháng sinh như Genta-costrim, Colidox – plus,.. theo liều lượng và hướng dẫn của cơ sở y tế. Đồng thời, bổ sung các vitamin B, C giúp gà đào thải chất độc nhanh hơn.

8.5. Bệnh IB – Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm

Đối với bệnh IB chưa có thuốc đặc trị. bà con cần duy trì môi trường nuôi sạch sẽ, cho gà uống các men tiêu hóa giải độc như Mega Men.

8.6. Bệnh thương hàn – Bệnh phổ biến của gà công nghiệp, gà đẻ

Cách điều trị hữu hiệu nhất là sử dụng vitamin, chất điện giải như Amilyte hoặc Unisol 500. Pha loãng 1 – 2 gam/ lít nước để cho gà uống.

8.7. Bệnh viêm ruột hoại tử – Bệnh phát sinh trên diện rộng

Bệnh viêm ruột hoại tử chưa có loại thuốc đặc trị. Bà con trộn trực tiếp chất dinh dưỡng Linco 25%, Chlotetra và Sulfatrimix vào thức ăn của gà bệnh. Thời gian duy trì trong 3 – 5 ngày liên tục.

Chăn nuôi gà bằng đệm lót sinh học là giải pháp chăn nuôi gà an toàn, hiệu quả, tăng lợi nhuận từ 30-50% so với phương pháp nuôi thông thường, người chăn nuôi sản xuất ra sản phẩm gà sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.  Với quy trình nuôi gà thịt dễ áp dụng, kinh phí đầu tư không lớn, hiện đang được khuyến khích phát triển, được coi là hướng đi bền vững của ngành chăn nuôi ở Việt Nam.

TIN LIÊN QUAN

Hiển thị
  • image
  • image
  • image
  • image
zalo
phone
Hỗ trợ trực tuyến
images Gọi điện
images Nhắn tin
images 0 Giỏ hàng
images Chat zalo
images Facebook