Cách sử dụng Chế phẩm sinh học làm trong nước hồ cá hiệu quả nhất
Sau một thời gian nuôi, hồ cá có dấu hiệu đổi và nước không còn trong như ban đầu. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì? Đâu là chế phẩm sinh học làm trong nước hồ cá cảnh hiệu quả nhất? Tham khảo ngay bài viết sau đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn bạn nhé.
1. Nguyên nhân làm thay đổi màu nước trong hồ nuôi cá
Nguyên nhân hồ cá bị đục màu
Việc nước trong hồ cá bị đục màu là do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Cụ thể như sau:
– Có thể là chất lượng nước thay vào kém chất lượng hơn so với nước ban đầu làm nước bị đục. Đặc biệt, nếu bạn sử dụng nước giếng đào ở tại các vùng có thổ nhưỡng không tốt, khi bơm lên có chứa cả bùn đất thì sẽ khó tránh khỏi được tình trạng này.
– Bể nuôi cá chưa được vệ sinh sạch sẽ, còn lẫn bụi bẩn ở bên trong bể.
– Lượng chất thải của cá trong bể quá nhiều.
– Hệ thống lọc nước trong bể cá hoạt động chưa tốt hoặc chưa đảm bảo tiêu chuẩn.
– Mỗi lần cho cá ăn quá nhiều dẫn đến thức ăn thừa thải và làm nước đổi màu.
– Tảo, rêu, nấm độc phát triển cũng là nguyên nhân làm thay đổi nước trong bể.
– Bệnh dịch, nấm từ cá cũng sẽ dẫn đến tình trạng này.
Nguyên nhân làm hồ cá bị đổi màu xanh
Việc hồ cá sau một thời gian nuôi bị đổi sang màu xanh là do sự xuất hiện của tảo làm. Một loại tảo có khả năng ra hoa và tốc độ tăng trưởng cũng như phát triển vô cùng mạnh mẽ. Dù trong điều kiện môi trường nước nào chúng đều có thể tồn tại và trôi nổi ở trên mặt nước khiến nước bị đổi màu.
Khi nuôi cá với mật độ quá dày làm lượng chất thải nhiều hơn. Cộng với đó là lượng thức ăn thả xuống hồ quá nhiều sẽ làm dư thừa. Từ đó làm nitrat và photphat tăng lên, đây cũng chính là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời để phát triển các loại rêu xanh, tảo lam.
Sự sinh sôi và phát triển của tảo làm cho các sinh vật sống trong nước, đặc biệt là cá gặp nguy hiểm. Bởi vào ban đêm tảo sẽ hô hấp và lấy hết lượng oxy trong nước. Thậm chí, độc tố từ tảo phát ra có thể là nguyên nhân gây chết cá.
Một số ảnh hưởng tiêu cực khác của tảo lam với cá:
– Tảo lam chứa ít thành phần dinh dưỡng tốt cho cá bởi lớp màng nhầy của nó khiến cá không ăn được. Thậm chí nó còn tiết ra các độc tố nguy hiểm.
– Một số loài tảo lam thuộc chi Microcystis, Anabaena một khi gặp điều kiện phát triển quá mức sẽ làm cá bị ngộ độc mà chết.
– Khi tảo lam nở hoa sẽ làm mùi vị nước thay đổi, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn cấp nước.
2. Giải pháp làm trong hồ nuôi cá với chế phẩm sinh học
Để khắc phục tình trạng hồ cá bị đục màu hay bị đổi thành màu xanh thì có nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, một phương pháp đem lại hiệu quả cao nhất, đơn giản và dễ ứng dụng nhất hiện nay phải kể đến chính là dùng chế phẩm sinh học.
Giới thiệu về chế phẩm sinh học
Chế phẩm sinh học làm trong hồ cá với rất nhiều loại vi khuẩn có lợi như Bacillus, Lactobacillus, Nitrosomonas, Nitrobacter,… Bên cạnh đó, nó còn chứa nhiều loại chất dinh dưỡng có lợi cho hoạt động số của vi khuẩn như muối canxi, đường đơn, muối magie,…
Thông thường, chế phẩm sinh học sẽ tồn tại ở hai dạng là dạng nước và dạng bột. Riêng dạng bột sẽ có mật độ vi khuẩn có lợi khá cao, bằng hoặc lớn hơn 109 CFU/g. Còn với loại chế phẩm dạng nước sẽ được chứa trong thùng nhựa và mật độ vi khuẩn bằng hoặc thấp hơn 107 CFU/ml.
Thị trường cũng có nhiều loại chế phẩm sinh học khác nhau để phục vụ cho từng mục đích của người dùng như để xử lý môi trường nước nuôi cá, để xử lý trong quá trình nuôi hay sau khi nuôi xong. Ngoài ra, còn có loại được trộn cùng với thức ăn để cho vật nuôi.
Lợi ích của chế phẩm sinh học khi làm trong nước hồ nuôi cá
– Chế phẩm sinh học có công dụng tuyệt vời trong việc kích thích các vi sinh vật có lợi. Cạnh tranh môi trường sống với các vi sinh vật có hại, duy trì được môi trường ổn định cho hồ nuôi ca s.
– Nó có công dụng chuyển hóa các chất hữu cơ từ xác tảo, thức ăn thừa cho đến cặn bã để đổi thành chất vô cơ, không gây hại cho cá.
– Chuyển những chất độc hại như NO2-, NH3,… thành những chất không độc hại như NH4+, NO3-,… nhờ vậy mà nguồn nước trong hồ nuôi cá luôn duy trì được sự ổn định.
3. Nguyên tắc sử dụng chế phẩm sinh học làm trong nước hồ cá
Để sử dụng chế phẩm sinh học làm trong hồ nuôi cá hiệu quả nhất người nuôi cần nhớ những vấn đề như sau:
– Tuyệt đối không sử dụng chế phẩm vi sinh cùng với kháng sinh hay hóa chất diệt khuẩn.
– Khi dùng phải đảm bảo đúng liều lượng, tránh giữ suy nghĩ dùng càng nhiều càng tốt bởi nó có thể gây nguy hiểm đến đàn cá nuôi trong hồ.
– Nếu dùng chế phẩm dạng bột thì hãy dùng nước trong hồ nuôi cá để hòa tan nó rồi sau đó sục khí 2 đến 4 giờ trước khi dùng nhằm mục đích tăng lượng vi khuẩn có lợi nhiều hơn.
– Nếu dùng chế phẩm dạng nước cần phải được ủ yếm khí nhằm mục đích tăng sinh khối trước khi dùng.
– Thời gian sử dụng chế phẩm vi sinh để làm trong hồ cá thích hợp nhất là từ 8 đến 10 giờ sáng. Lúc này trời nắng ấm, hàm lượng oxy hòa tan sẽ cao hơn những thời điểm khác trong ngày.
– Định kỳ dùng chế phẩm vi sinh để xử lý hồ cá, từ đó giúp duy trì mật độ vi khuẩn thích hợp để kiểm soát sinh học môi trường nước và đáy hồ nuôi, đảm bảo sự ổn định trong hồ nuôi. Bên cạnh đó, đây cũng là cách làm giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh, không để tảo độc hay mầm bệnh tiềm tàng ở trong hồ.
Trên đây là những chia sẻ giúp bạn đọc biết cách dùng chế phẩm sinh học làm trong nước hồ cá. Còn nếu bạn chưa biết nên chọn loại chế phẩm sinh học nào bạn có thể cân nhắc đến EM, loại chế phẩm dạng bột của VBio. Sản phẩm này được đóng gói với nhiều kích cỡ khác nhau, đồng thời cũng đảm bảo xử lý môi trường nuôi cá nhanh chóng, hiệu quả, mang đến sự hài lòng tuyệt đối cho người dùng.
Chế phẩm EM gốc dạng bột VBio(loại 1Kg)
Hiện VBio có cung cấp các loại chế phẩm như: Mật rỉ đường, men ủ phân cá,…Các chế phẩm của VBio hiện đã có nhiều trang trại chăn nuôi, trồng trọt sử dụng và đem lại hiệu quả cao.
Để được tư vấn mua sản phẩm tốt nhất mời quý khách liên hệ theo địa chỉ:
Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng
Địa chỉ: Số 39, Ngõ 189/61, Hoàng Hoa Thám, Ngọc Hà, Quận Ba Đình, TP Hà Nội
ĐT: (+84) 2422 118 008 – (+84)962 567 869
Website: https://vbio.vn/
Email: vbiovn1@gmail.com
TIN LIÊN QUAN
Chế phẩm EM gốc là gì? Cách sử dụng chế phẩm EM trong nuôi trồng thủy sản
Chế phẩm EM gốc là cái tên được nhắc đến khá nhiều trong thời gian qua, tuy nhiên không phải ai cũng biết đây là sản phẩm...
Kỹ thuật nuôi cua đồng trong bể xi măng cho một vụ mùa năng suất
Kỹ thuật nông nghiệp, trồng trọt và nuôi trồng thuỷ sản đang ngày càng được cải tiến và phát triển. Trong đó, kỹ thuật nuôi cua đồng...
QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHẾ PHẨM SINH HỌC DÙNG ĐỂ NUÔI TÔM SÚ
Quy trình sản xuất chế phẩm sinh học dùng trong nuôi tôm sú đã sử dụng 6 chủng vi sinh vật hữu ích thuộc chi Lactobacillus và...
Cách ủ phân cá bằng chế phẩm vi sinh EM
Ủ phân cá bằng Chế phẩm EM sẽ giúp nhà nông có được 1 loại phân bón hữu cơ siêu tốt cho quá trình sinh trưởng và...
Cách sử dụng mật rỉ đường trong nuôi tôm
Cách sử dụng mật rỉ đường trong nuôi tôm từ lâu đã được người dân biết đến và vận dụng vào quá trình nuôi một cách hiệu...