Trước vấn nạn sử dụng phân bón hóa học vô tội vạ gây tình trạng ô nhiễm môi trường, nguồn nước, sức khỏe con người và đặc biệt là không đem lại hiệu quả trồng trọt cao, bởi vậy mà người ta đã nghiên cứu và tìm ra những giải pháp sử dụng phân trâu để khắc phục vấn đề trên. Vậy phân trâu có tác dụng gì, cách ủ phân trâu như thế nào hiệu quả nhất, cùng tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ hơn điều đó.
1. Phân trâu là gì? Phân trâu bò thuộc nhóm phân nào?
Phân trâu là gì?
Phân trâu là một loại phân chuồng quen thuộc với người nông dân trong sản xuất nông nghiệp. Sau khi an cỏ và thức ăn trâu đã thải ra phân có chứa hàm lượng chất hữu cơ lớn, giúp tăng độ mùn và làm đất trở nên tơi xốp hơn.
Bên cạnh đó, khi áp dụng cách ủ phân trâu tươi đúng thì lượng chất hữu cơ trong loại phân này còn giúp giữ độ pH của đất hiệu quả, duy trì chất khoáng trong đất, đảm bảo độ ẩm giúp cây trồng tránh hạn tốt. Bón loại phân này bà con có thể an tâm tránh tình trạng bay hơi, rửa trôi.
Phân trâu giúp cung cấp dinh dưỡng tự nhiên cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Nó giúp giảm hiện tượng thối rễ cây, gia tăng độ dinh dưỡng cho cây trồng và thúc đẩy cây trồng đạt năng suất cao hơn.
Phân trâu thuộc nhóm phân nào?
Ở một số quốc gia, phân trâu được phơi khô và tạo thành bánh để làm chất đốt. Nó thực sự rất hữu ích với người dân có lối sống du mục trên thảo nguyên và sa mạc vì bị thiếu thốn củi, rơm nhưng lại dư dả lượng phân trâu, phân bò lớn.
Tại Việt Nam, phân trâu thuộc nhóm phân bón chất lượng cao và được dùng để thay thế có những loại phân bón hóa học. Nhờ nó mà bà con có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho hoạt động trồng trọt, đảm bảo năng suất và lợi nhuận tối ưu.
2. Phân trâu có tác dụng gì?
Nhiều người thắc mắc phân trâu làm gì hay phân trâu khô có tác dụng gì bởi hiện nay khối lượng phân trâu lớn đang chưa được sử dụng đúng cách, gây lãng phí không nhỏ. Bạn nên nắm rõ các tác dụng bên dưới của phân trâu để tận dụng nó tốt hơn.
2.1. Cung cấp chất dinh dưỡng và cải tạo đất nghèo
Ở một số nơi sau khi trồng trọt đất bị mất chất dinh dưỡng và làm cho cây cối trở nên còi cọc, thiếu năng suất. Bởi vậy, bà con cần tìm giải pháp để bổ sung khoáng chất, dinh dưỡng đang thiếu của đất để hỗ trợ cây trồng phát triển tốt hơn. Với thành phần chứa hàm lượng hữu cơ dồi dào nên phân trâu được sử dụng nhiều trong trường hợp này.
– Kết hợp nguyên tố vi lượng, trung lượng và đa lượng: Với những thành phần như Kali, photpho, nito, magie, canxi,… và các loại vi chất có trong phân trâu giúp làm giàu cho đất, cải tạo đất nghèo và đất xấu nhanh chóng.
– Mùn và vi sinh vật có lợi: Trâu ăn rơm rạ, cây cỏ nên trong chất thải của nó có chứa lớp mùn tự nhiên giúp cân bằng độ ẩm của đất, làm đất tơi xốp hơn. Chưa hết, hệ thống vi sinh vật có lợi được bổ sung vào đất, kích thích quá trình tổng hợp chất dinh dưỡng nuôi cây. Đặc biệt, chỉ cần một lượng nhỏ vi sinh vật có trong loại phân này giúp loại bỏ khả năng tích tụ chất độc, ô nhiễm đất hiệu quả.
2.2. Mang lại nguồn dinh dưỡng “mưa dầm thấm thâu”
Nếu như các loại phân bón hóa học có tác dụng nhanh chóng nhưng chỉ được một thời gian ngắn sẽ bị rửa trôi thì phân trâu hoàn toàn khắc phục điều đó. Sử dụng phân trâu giúp bám vào đất lâu, độ hoai ủ của loại phân này cũng chậm giúp đem lại nguồn dinh dưỡng từ từ tác động vào làm cây không bị cháy lá. Bởi vậy nên ai thắc mắc phân trâu có tác dụng gì thì chúng tôi xin trả lời rằng nó có khả năng mang lại nguồn dinh dưỡng mà khó có loại phân hóa học nào sánh bằng.
2.3. Không ảnh hưởng đến chất lượng nông phẩm
Những loại rau, cây trồng, quả ngọt khi bơm thuốc trừ sâu và phân bón hóa học có chứa hàng tá chất độc hại. Khi sử dụng thực phẩm này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến người tiêu dùng dù là ở hiện tại hay lâu dài. Bởi thế, thay vì sử dụng các loại phân bón hóa học thì việc sử dụng phân trâu bò phơi khô và ủ để bón cho cây trồng được ưu tiên đáng kể.
Loại phân này có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng thiên nhiên, không gây bất kỳ sự tổn hại nào cho cây trồng và nông sản. Sử dụng phân trâu giúp tiết kiệm chi phí phân bón, tiết kiệm thời gian khi không cần phải bón phân quá thường xuyên, qua đó tạo nền nông nghiệp sạch.
3. Nên dùng phân trâu tươi hay phân trâu hoai mục?
Hiện nay có ba loại phân trâu phổ biến là phân trâu tươi, phân trâu khô và phân trâu hoai mục phân trâu ủ. Mỗi loại đều có đặc điểm riêng và đòi hỏi bà con nông dân cần nắm rõ để tránh lựa chọn sai lầm ảnh hưởng đến quá trình trồng trọt.
3.1. Phân trâu tươi
Phân trâu tươi hay còn gọi là phân trâu xanh, đây là loại phân được lấy ra từ chuồng trại và chưa qua quá trình xử lý. Loại phân này vẫn chứa thành phần dinh dưỡng nhưng nó tiềm ẩn lớn các nguy cơ là mầm bệnh. Nếu đem trộn loại phân này vào đất bón cho cây thì các mầm bệnh sẽ xâm nhập vào tác động đến cây trồng. Đó là chưa kể một số hạt mầm cỏ dại trong phân trâu có thể nảy mầm, lấn lướt sự phát triển của cây trồng.
3.2. Phân trâu khô
Tương tự như phân trâu tươi, phân trâu khô cũng là loại phân được lấy từ chuồng trại và chưa qua xử lý. Nó chỉ để bên ngoài cho rút bớt lượng nước, chất ẩm, do vậy mà khi sử dụng để bón cho cây trồng cũng tiềm ẩn các mối nguy hại.
3.3. Phân trâu hoai mục
Phân trâu hoai mục là loại phân đã trải qua quá trình ủ và xử lý để khắc chế được các yếu tố gây hại như vi khuẩn, mầm cỏ dại,… Ngoài ra, sau khi ủ phân trâu thì các vi sinh vật có lợi sẽ được sinh ra, nó thúc đẩy quá trình tăng cường làm giàu chất dinh dưỡng, còn những sinh vật có hại lúc này được tiêu diệt hoàn toàn, ngăn chặn các mầm bệnh gây hại cho cây trồng tận gốc.
Bởi vậy phân trâu có tốt không hay không là còn tùy vào việc bà con lựa chọn loại phân nào. Nếu sử dụng phân trâu tươi hay phân trâu khô sẽ không đảm bảo hiệu quả. Còn với loại phân trâu đã trải qua quá trình ủ thì sẽ mang lại hiệu quả rất tốt cho bà con nông dân. Dĩ nhiên, để thu được loại phân này bà con cũng phải tốn khá nhiều thời gian, công sức và đặc biệt là nắm rõ cách ủ phân trâu bò đúng kỹ thuật.
4. Cách ủ phân trâu bằng nấm Trichoderma
Với những công dụng tuyệt vời như trên, phân trâu được coi là sự lựa chọn hoàn hảo nhất cho bà con nông dân ở thời điểm hiện tại. Để ủ phân trâu với nấm Trichoderma rất đơn giản, bà con chỉ cần thực hiện theo quy trình bên dưới.
4.1. Chuẩn bị nguyên liệu
– 1 tấn phân trâu, phân bò.
– 3 tạ chất độn từ xác bã thực vật như rơm rạ, xơ dừa, vỏ trấu, lục bình,…
– 1kg chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma. Bạn có thể mua sản phẩm này tại Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng – VBIO để đảm bảo chất lượng, giá rẻ và cũng được hướng dẫn sử dụng đúng cách. Chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma VBIO có khả năng tấn công, ký sinh và gây ức chế nhiều loại vi sinh vật giúp phân trâu nhanh hoai mục và hiệu quả trong việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng và đất.
– 5kg cám gạo
– Nước sạch, bạt tủ.
4.2. Quy trình ủ phân trâu
Các bước ủ phân trâu đơn giản như sau:
Bước 1: Rơm khô đem băm nhỏ và tưới ẩm trước khi ủ tầm 12 giờ rồi sau đó trộn đều với phân trâu.
Bước 2: Trộn 1kg chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma với 5kg cám gạo.
Bước 3: Trải một lớp hỗn hợp phân trâu và rơm đã trộn ở bước 1 lên bề mặt với độ dày từ 7 đến 10cm. Tiếp đó hãy rắc hỗn hợp chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma và cám gạo lên trên. Thực hiện lặp đi lặp lại bước này cho đến khi nào hết nguyên liệu đã chuẩn bị.
– Bước 4: Đảo đều đống ủ phân trâu bò rồi dùng bạt phủ đầy bên trên. Sau khi hoàn thiện xong công đoạn này thì bạn sẽ thu lại được đống ủ có chiều cao từ 1.5 đến 1.7m, đường kính từ 3 đến 4m.
– Bước 5: Trong vòng 25 đến 35 ngày ủ bà con cần phải đảo đều đống ủ từ 2 đến 3 lần.
– Bước 6: Khi nhiệt độ trong đống ủ 2 đến 3 ngày đầu đạt 55 đến 60 độ C nghĩa là cách ủ phân trâu bò của bạn đã thành công. Chờ sau một tháng là lúc phân trâu hoai mục và không còn mùi hôi nữa, lúc này nhiệt độ bên trong đống ủ cũng trở lại bình thường và bạn cũng có thể sử dụng nó để mang đi bón cho cây.
5. Cách ủ phân trâu bằng chế phẩm EM
Ngoài nấm Trichoderma thì chế phẩm EM cũng là một sản phẩm thích hợp sử dụng để ủ phân trâu hoai mục để bón cho cây trồng. Nó giúp phân giải các chất như đạm, nitơ trong phân trâu hiệu quả, dễ dàng thấm sâu vào trong đất và tác động đến cây trồng nhanh hơn.
5.1. Chuẩn bị nguyên liệu
– Hố đất đạt độ sâu tầm 1 mét, chiều rộng 2 mét, chiều dài 5 mét cho 5 tấn phân trâu tươi.
– Miếng bạt với độ dày vừa đủ để che lấp toàn bộ hố đất chứa phân trâu, kích thước rộng tầm 3 mét và chiều dài tầm 7 đến 8 mét.
– 5 tấn phân trâu tươi, có thể đóng thành khối, mỗi khối 1 tấn.
– 5kg cám gạo
– 5 đến 7 gói chế phẩm sinh học EM. Bà con có thể mua sản phẩm này tại Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng – VBIO. Được đóng gói theo nhiều quy cách như chai 1 lít, can 5 lít, can 20 lít, can 50 lít,… do vậy mà khách hàng có thể dễ dàng mua chế phẩm EM tại VBIO để phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Khi trộn chế phẩm EM cùng với phân trâu để ủ giúp kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật gây hại, thúc đẩy việc hình thành các vi sinh vật có lợi, thúc đẩy cây trồng phát triển tốt hơn.
– Dụng cụ đào đất, xẻng đảo trộn, thùng chứa nước, nước sạch.
5.2. Quy trình ủ
Để ủ phân trâu cùng với chế phẩm EM cũng không có nhiều điểm khác biệt so với việc ủ phân trâu cùng chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma, cụ thể như sau:
Bước 1: Trộn chế phẩm EM với nước sạch và cám gạo.
Bước 2: Rải phân trâu với hỗn hợp vừa được trộn. Sau đó rải phân trâu vào hố theo từng lớp có độ dày từ 10 đến 15cm rồi mới tưới nước chế phẩm lên trên bề mặt. Tiếp tục làm từng lớp như vậy cho đến khi hết nguyên liệu thì lấy bạt phủ lên bề mặt của phân trâu.
Bước 3: Đảo phân trâu sau khi ủ được tầm nửa tháng. Sau đó dùng bạt che chắn cẩn thận. Tầm 30 đến 35 ngày kể từ khi đảo phân thì có thể mang ra để sử dụng bón cây.
6. Một số cách ủ phân trâu phổ biến khác
6.1. Ủ nóng
Để ủ nóng phân trâu trước tiên bà con cần xếp phân trâu và chất độn thành từng lớp trên nền không thấm nước. Cần lưu ý không được nén phân và sau khi chất xong phải tưới nước phân lên đống ủ để đảm bảo duy trì nhiệt độ ở mức từ 60 đến 70%.
Trong trường hợp bà con dùng nhiều chất độn thì tốt nhất nên trộn thêm 1% vôi bột và khoảng 1 đến 2 supe lân để giữ đạm rồi trát bùn non bao phủ ở bên ngoài. Nên nhớ phải tiến hành tưới nước phân lên đống ủ định kỳ hằng ngày. Nhìn chung quy trình ủ nóng phân trâu kéo dài từ 30 đến 40 ngày và sau đó có thể mang nó ra sử dụng ngay. Nhược điểm của phương pháp ủ nóng là dễ mất nhiều đạm.
6.2. Ủ nguội
Phân trâu sau khi thu được và mang ra khỏi chuồng sẽ được xếp vào thành từng lớp rồi nén chặt. Mỗi lớp bà con hãy rắc khoảng 2% phân lân, sau đó ủ đất bột hoặc đất bùn khô đập nhỏ rồi nén chặt. Cứ như vậy bà con xếp thành nhiều lớp rồi bên ngoài trát bùn non bao phủ ở xung quanh, chiều rộng tối ưu của đống ủ là từ 2 đến 3m, chiều cao từ 1.5 đến 2m.
Nếu so sánh với phương pháp ủ nóng thì ủ nguội tốn nhiều thời gian hơn. Trung bình phải mất thời gian từ 5 đến 6 tháng, tuy nhiên chất lượng của phân ủ thu lại tốt hơn nhiều.
6.3. Ủ nóng trước, ủ nguội sau
Nếu như ủ nóng không đem lại chất lượng, dễ mất đạm thì ủ nguội lại tốn thời gian. Bởi vậy, phương pháp ủ nóng trước ủ nguội sau được coi là phương pháp hiệu quả nhất. Để thực hiện phương pháp này cũng không quá khó, phân trâu sau khi lấy ra khỏi chuồng thì xếp thành lớp nhưng không được nén chặt.
Để nguyên vậy trong thời gian 5 đến 6 ngày để cho vi sinh vật hoạt động mạnh. Kiểm tra nhiệt độ và thấy đống ủ đạt 50 – 60 độ C thì bà con hãy thực hiện việc nén chặt để chuyển sang trạng thái yếm khí. Kế đến bà con hãy xếp thêm một lớp phân trâu khác lên và cũng không nén chặt. Để trong thời gian 5 đến 6 ngày cho đến khi đống ủ đạt nhiệt 50 đến 60 độ C thì nén chặt, cứ thế thực hiện cho đến khi đạt được độ cao cần thiết và hết nguyên liệu thì trát bùn bao phủ xung quanh. Đợi từ 5 đến 6 tháng là có thể mang ra sử dụng được.
7. Cách sử dụng phân trâu bón cho cây
Sau khi ủ xong phân trâu với thành phần hữu cơ chất lượng cao, vậy nên sử dụng nó để bón cho cây giúp cây trồng phát triển hiệu quả. Cách bón phân trâu cho cây như sau:
– Đối với rau: Bà con hãy rắc đều trên bề mặt luống với liều lượng từ 100 đến 150kg/sào.
– Đối với cây ăn trái, cây công nghiệp: Hãy đào rãnh ở xung quanh gốc rồi sau đó bón 1 đến 1.5kg/gốc nếu là cây nhỏ, 3 đến 4kg/gốc đối với cây lâu năm.
– Đối với cây cảnh, hoa hồng, hoa lan,…: Phân trâu khô bón lan hay các loại cây cảnh mang lại hiệu quả rất tốt. Liều lượng thích hợp nhất là bón 0.2 đến 0.5kg/gốc.
Một số lưu ý khi sử dụng phân trâu bón cho cây như sau:
– Bà con có thể pha phân trâu đã ủ hoai với nước sạch rồi tưới trực tiếp cho cây trồng.
– Tuyệt đối không sử dụng phân trâu tươi để bón cho cây trồng bởi loại phân này có chứa mầm mống gây hại cho cây. Tốt nhất hãy xử lý phân bằng chế phẩm sinh học cho hoai mục rồi sau đó mới mang ra sử dụng.
– Khi đất bị bạc màu, chai cứng và cần được cải tạo thì sử dụng phân trâu đã được ủ hoai mục để khắc phục là giải pháp lý tưởng mà bạn không nên bỏ qua.
Trên đây là những chia sẻ giúp bạn hiểu rõ phân trâu có tác dụng gì và cách ủ phân trâu hiệu quả từ A đến Z. Có thể thấy rằng, phân trâu đã và đang mang lại rất nhiều lợi ích to lớn cho bà con. Vậy nên, thu mua phân trâu hay tận dụng nguồn phân trâu có sẵn để ủ và sử dụng bón phân cho cây là điều bà con nên làm ngay bây giờ.
TIN LIÊN QUAN
Chuyên gia chia sẻ cách ủ phân bón nông nghiệp hữu cơ chi tiết A-Z
Cách ủ phân bón nông nghiệp hữu cơ tại nhà hiện được nhiều bà con quan tâm, tìm hiểu bởi xu hướng canh tác nông nghiệp sạch,...
Cách ủ phân hữu cơ từ phân bò bằng chế phẩm sinh học
Như bà con đã biết, trong chăn nuôi việc tận dụng nguồn phân bò, phân heo, phân gà để bón cho cây trồng là rất tốt, nhưng...
Quy trình xử lý phân gà tươi thành phân gà hữu cơ
Quy trình xử lý phân gà tươi thành phân gà hữu cơ từ A đến Z Trong lĩnh trồng trọt hiện nay, việc tận dụng phân gà...
Sản xuất phân vi sinh từ phân gà
Sản xuất phân vi sinh từ phân gà có ưu điểm gì? Sản xuất phân vi sinh từ phân gà là giải pháp đang được đông đảo...
Dùng rác nhà bếp để trồng cây
Bí kíp dùng rác nhà bếp để trồng cây không phải ai cũng biết Rác thải nhà bếp luôn là mối nguy hiểm tiềm ẩn về tình...