Viện nghiên cứu sinh học ứng dụng

Tư vấn hỗ trợ: (+84) 962 567 869 - (+84) 886 550 986 - (+84) 357 368 689

Các bệnh do virus và vi khuẩn gây ra trên cây trồng

Bệnh học thực vật là một lĩnh vực chuyên nghiên cứu về nguyên nhân, triệu chứng, bệnh trạng của thực vật, dựa vào đó đưa ra các biện pháp phòng trừ hiệu quả nhất.Thực vật bị bệnh là hiện tượng khi thực vật không đủ khả năng thích ứng với những biến đổi của môi trường hoặc với những kích thích của những sinh vật khác, làm đảo lộn hoạt động sinh lý, gây bất lợi đến sinh trưởng hoặc làm thực vật bị chết, nếu trên diện lớn có thể dẫn đến tổn thất về kinh tế và sinh thái.

Tùy thuộc vào cách phân loại các loại cây trồng theo mục đích mà người ta phân thành một số lĩnh vực nhỏ trong bệnh học thực vật:

Bệnh cây nông nghiệp: Những bệnh liên quan, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của các cây trồng sản xuất chính trong nông nghiệp, làm tổn thất về kinh tế nông nghiệp.
Bệnh cây lâm nghiệp:Bệnh hại cây trồng chủ yếu trong sản xuất lâm nghiệp.
Theo các bộ phận bị gây bệnh mà phân thành:

Bệnh hại lá: Gây tổn thương dến bộ phận dinh dưỡng lá cây.
Bệnh hại ngọn: Ảnh hưởng đến đỉnh sinh trưởng ngọn cây, ngọn cành
Bệnh hại cành: Có thể là các chứng làm khô cành, mục cành,…
Bệnh hại vỏ cây: Ảnh hưởng đến phần vỏ cây.
Bệnh hại gỗ: Thường là các dạng nấm, rêu, ký sinh làm hại gỗ.
Bệnh hại rễ: Tấn công bộ rễ của thực vật.
Theo các nguyên nhân gây bệnh và cách truyền nhiễm mà phân thành:

Bệnh cây không truyền nhiễm: Nguyên nhân gây bệnh do các yếu tố của điều kiện ngoại cảnh (thời tiết, độ ẩm, thành phần dinh dưỡng) gây nên.
Bệnh cây truyền nhiễm: Do sinh vật gây nên: cây ký sinh, nấm, sinh vật nhân nguyên thủy, phytoplasmas, giun tròn,…

 Các bệnh do virus và vi khuẩn gây ra trên cây trồng

Các bệnh do virus và vi khuẩn gây ra trên cây trồng

Bệnh gây hại cho cây trồng do rất nhiều nguyên nhân như do nấm, vi khuẩn, virus,… trong đó các loại nấm gây hại là chủ yếu nhưng những bệnh do vi khuẩn và virus gây ra rất khó phòng trừ như bệnh tiêu điên gây bệnh trên tiêu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá gây hại trên lúa, bệnh Greening gây hại trên cây có múi (Do vi khuẩn Liberibacter asiaticus), bệnh chổi rồng gây hại trên cây nhãn do vi khuẩn nhóm Gamma Proteopacteria (Theo nghiên cứu của viện cây ăn quả miền Nam),… Sau đây là một số đặc tính gây hại của bệnh do vi khuẩn, virus gây ra và một số biện pháp phòng trị bệnh có hiệu quả. 

1. Bệnh do vi khuẩn gây ra

Nhiều loài vi khuẩn gây bệnh thực vật, trong khi các loài khác gây bệnh cho động vật và con người. Đa số vi khuẩn là hoại sinh và có mặt trong đất cũng như trong vật liệu hữu cơ với vai trò là tác nhân phân hủy. Vi khuẩn gây bệnh cây là các vi sinh vật nhân nguyên thủy nhỏ có thể thấy được dưới kính hiển vi dùng vật kính ×100. Nhuộm màu vi khuẩn phù hợp sẽ dễ quan sát hơn. Chúng khá đa dạng về kích cỡ và hình thái; một số loài có lông roi và di chuyển được. Hầu hết vi khuẩn gây bệnh cây có thể được phân lập và nuôi cấy trên môi trường thích hợp.

– Khả năng sinh sản:

Một tế bào vi khuẩn sinh sản bằng cách phân chia đơn giản thành hai tế bào. Vi khuẩn được nhân lên rất nhanh về số lượng trong các điều kiện thích hợp.

Các bệnh do vi khuẩn thường phổ biến ở những vùng nhiệt đới.

– Khả năng gây bệnh: Có rất nhiều bệnh do vi khuẩn gây ra, bao gồm héo vi khuẩn, đốm lá, cháy lá, u sưng và loét. Một số loài cũng gây thối nhũn ở rau quả trước và sau khi thu hoạch.

– Các vi khuẩn gây bệnh cây thông thường ở Việt Nam bao gồm: các chi Ralstonia, Xanthomonas, Pseudomonas và Erwinia.

– Tồn tại: Một số vi khuẩn tồn tại trong hạt, một số khác trên cây giống nhiễm bệnh. Dịch khuẩn là một dấu hiệu chỉ ra sự có mặt của vi khuẩn trong mô cây bệnh. Vi khuẩn gây bệnh có thể sản sinh ra dịch khuẩn trên các vết đốm lá trong điều kiện ẩm ướt và từ các mô mạch dẫn trong thân cây bị héo vi khuẩn.

* Héo vi khuẩn: Héo vi khuẩn do Ralstonia solanacearum đây là một bệnh nghiêm trọng gây hại trên nhiều loại rau và cây trồng. Do có phổ ký chủ rộng, bệnh rất khó phòng trừ bằng biện pháp luân canh. Vi khuẩn này tồn tại lâu dài trên tàn dư ký chủ trong đất. R. solanacearum có thể lan rộng theo vật liệu làm giống nhiễm bệnh như khoai tây và gừng, theo cây con và dụng cụ làm ruộng cũng như động vật có dính đất.

Lưu ý là ngoài R. Solanacearum cũng có các vi khuẩn khác gây bệnh héo.

Virus gây bệnh cho thực vật có kích thước nhỏ nhất (đường kính từ 20 – 300 nm) và không thể nhìn thấy được dưới kính hiển vi. Chúng chỉ nhìn thấy dưới kính hiển vi điện tử để quan sát các phần tử vi rút thực vật. Một phần tử vi rút thực vật được gọi là một virion.

CHẨN ĐOÁN BỆNH THỰC VẬT trên cây trồng

2. Bệnh do virus gây ra

– Hình dạng: Vi rút có thể có hình sợi, hình cầu hoặc hình que.

– Cấu tạo: Tất cả các vi rút gây bệnh thực vật được cấu tạo từ axit nucleic, thường là ARN; tuy nhiên, một số cấu tạo từ ADN. Hầu hết vi rút có vỏ protein. Không thể phân lập và nuôi cấy vi rút thực vật trên môi trường thạch, bởi vì chúng chỉ có thể tái tạo trong tế bào ký chủ còn sống.

– Khả năng xâm nhiễm: Vi rút thực vật chỉ có thể xâm nhiễm vào tế bào cây ký chủ thông qua các vết thương nhỏ do sâu bọ hoặc các véc tơ khác, qua các vết thương cơ giới. Vi rút tái tạo trong tế bào cây, cản trở các hoạt động bình thường của tế bảo. Sự cản trở các tế bào cây tác động đến cây ký chủ và có thể đưa đến các triệu chứng rõ rệt. Các phần tử vi rút di chuyển từ tế bào này sang tế bào khác, lan đến các bộ phận khác của cây. Cây trồng có thể bị nhiễm nhiều vi rút cùng một lúc. Một số ký chủ bị nhiễm vi rút mà không biểu hiện triệu chứng.

– Các triệu chứng bệnh do vi rút: bao gồm cây còi cọc, biến vàng, khảm hoặc vằn lá, lá vàng hoặc có các vết loét, đốm vòng, lá biến dạng, lá cuốn, còi cọc, và trong một số trường hợp, gây chết cây. Một số triệu chứng do vi rút gây ra tương tự như các dấu hiệu rối loạn dinh dưỡng hoặc do các tác nhân khác gây ra.

Vi rút gây bệnh cây có thể lan truyền thông qua các véctơ côn trùng, rễ, thân củ giống nhiễm bệnh, gốc hoặc chồi giống sử dụng để ghép cây. Một số vi rút lan truyền qua hạt giống bị bệnh. Một số vi rút có thể được lan truyền một cách cơ học từ cây này sang cây khác thông qua các dụng cụ như dao ghép, kéo cắt cành (và với một số virút, qua tay người). Ví dụ: Vi rút khảm lá thuốc lá dễ truyền lan qua dụng cụ cắt và tay người, và thậm chí có thể tồn tại trong điếu thuốc lá, lan truyền thông qua tay người.

3. Các biện pháp phòng trừ

Đối với bệnh gây hại trên cây trồng do vi khuẩn và virus gây ra thì phòng bệnh là chính, khi cây đã bị bệnh gây hại thì các biện pháp tác động vào cây trồng hiệu quả đem lại không cao. Do đó để phòng bệnh tốt bà con cần thực hiện tốt các khâu sau:

+ Luân canh giữa cây trồng nước và cây trồng cạn như ngô và lúa để cắt đứt nguồn thức ăn và điều kiện gây hại của nguồn bệnh;

+ Dùng cây giống sạch bệnh, kháng bệnh (cây con và cành giâm) đây là một biện pháp phòng trừ bệnh hiệu quả sẽ hạn chế được khả năng gây hại và lây lan của bệnh và đặc biệt có ý nghĩa với cây có múi,… khi phát hiện cây bị bệnh nên đốn bỏ để diệt nguồn bệnh;

+ Bón phân cân đối giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt;

+ Làm sạch cỏ dại và loại bỏ ký chủ gây bệnh cho cây;

+ Phòng trừ côn trùng chích hút là môi giới truyền bệnh như nhện lông nhung gây bệnh chổi rồng, rầy nâu gây hại trên cây lúa; …

+ Khử trùng các dụng cụ lao động để giảm thiểu nguồn bệnh lây lan từ cây này sang cây khác.

Trên là một số bệnh virut thường gặp trên các loại cây trồng do các thạc sĩ sinh học của VBio nghiên cuứ và tổng hợp chia sẻ với bà con. Hiện nay, Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng – đứng đầu là Ths. Phạm Thị Thủy cùng đội kỹ sư trẻ đã nghiên cứu, đưa ra quy trình chuẩn để nuôi trồng thành công các loại thuốc thực vật và các giống cây trồng trên 100% chất hữu cơ. Toàn bộ nguồn giống gốc đều được chọn lọc, lưu giữ nhằm đảm bảo chất lượng tối ưu nhất trong tất cả các sản phẩm khi đến tay quý khách hàng.

Ứng dụng của Chế phẩm trichoderma (nấm đối kháng) đối với cây trồng

Nấm đối kháng tricoderma VBio là loại chế phẩm giúp phòng ngừa tình trạng xì mủ, vàng lá, thối rễ, chết nhanh – chết chậm. Tăng cường hệ vi sinh vật có ích trong đất và có lợi cho cây, ức chế và cô lập các vi sinh vật gây hại. Phát triển bộ rễ. Giúp cây tăng trưởng, khỏe mạnh và bền vững.

Thạch hộc tía: Cách trồng chăm sóc

Ths. Phạm Thị Thủy – Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng với khu trồng các loại cây giống của Viện

Để được tư vấn mua sản phẩm tốt nhất mời quý khách liên hệ theo địa chỉ:

Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng
Địa chỉ: Số 39, Ngõ 189/61, Hoàng Hoa Thám, Ngọc Hà, Quận Ba Đình, TP Hà Nội
ĐT: (+84) 2422 118 008 – (+84)962 567 869
Website: https://vbio.vn/
Email: vbiovn1@gmail.com

Hiển thị
  • image
  • image
  • image
  • image
zalo
phone
Hỗ trợ trực tuyến
images Gọi điện
images Nhắn tin
images 0 Giỏ hàng
images Chat zalo
images Facebook