Nấm mối đen là nguồn thực phẩm giàu dưỡng chất và có lợi cho sức khỏe người sử dụng. Để có thể thu được hiệu quả kinh tế cao như mong đợi, bà con cần thực hiện đụng cách trồng nấm mối đen theo hướng dẫn. Bài viết dưới đây xin chia sẻ kỹ thuật trồng loại nấm này theo hướng dẫn của chuyên gia khuyến nông.
Hướng dẫn cách trồng nấm mối đen đúng quy trình, thu lãi khủng
Nấm mối đen là loại nấm được trồng phổ biến tại miền Đông Nam Bộ và miền Tây của Việt Nam. Chúng có thể trồng quanh năm và được bà con nông dân đánh giá là khá dễ trồng. Chúng tôi xin đi sâu vào hướng dẫn bà con cách trồng nấm mối đen sử dụng mùn cưa làm quả thể. ==>>Xem cách trồng nấm mối đen
Quy trình xử lý nguyên liệu trồng nấm mối đen
Bà con có thể sử dụng mùn cưa của nhiều loại gỗ khác nhau để trồng nấm mối đen, nhưng tốt nhất nên dùng mùn cưa của cây cao su hoặc cây bồ đề sẽ cho hiệu quả vượt trội hơn. Lưu ý: không nên dùng mùn cưa được bào từ các cấy đã bị mốc hoặc cây có tinh dầu, cây gỗ cứng sẽ khiến năng suất trồng nấm giảm sút.
Sau khi gỗ được bào thành mùn cưa nên sử dụng ngay. Nếu không sử dụng hết phải phơi thật khô và bảo quản, tránh tạo điều kiện cho nấm mốc sinh sôi sẽ hút hết chất dinh dưỡng có trong mùn cưa.
Làm ẩm, trộn nguyên liệu
Độ ẩm rất quan trọng trong quy trình trồng nấm mối đen. Do vậy, bà con cần lưu ý kỹ trong khi tạo độ ẩm cho đống mùn cưa. Cách tiến hành như sau: tưới nước sạch lên mùn cưa và trộn đều. Bốc 1 nắm mùn cưa lên tay và bóp. Nếu nước rích nhẹ ra là độ ẩm phù hợp.
Tiếp đến, lấy nilon bao phủ và ủ đống mùn cưa, giúp nước ngấm sâu vào bên trong, khiến mùn cưa nở to ra. Sau từ 3 – 5 ngày trộn mùn cưa với vôi bột theo tỉ lệ: 1 kg vôi trộn đều với 200 kg mùn cưa. Dùng máy kiểm tra, nếu độ ẩm đạt 65% là đạt yêu cầu.
Tổng thời gian ủ đống kéo dài trong khoảng 15 – 20 ngày, cách 2 – 3 ngày mở nilon, đảo trộn đều rồi ủ lại. Trước khi tiến hành đóng bao, cần trộn mùn cưa với vôi bột và khoảng 3 – 5 kg cám gạo.
Cách đóng túi mùn cưa
Sử dụng túi PP chịu nhiệt có kích thước 190 x 370mm để đóng bao mùn cưa. Bà con dùng gầu múc xúc mùn cưa đã ủ, đổ vào túi. Nắm đầu túi và dùng lực cánh tay đưa túi mùn cưa lên cao khoảng 30 – 40 cm và dậm nhẹ xuống mặt đất để nén chặt mùn cưa. Tiếp tục đổ mùn cưa vào túi và nén chặt có tới khi cách cổ bịch 5- 7cm là được.
Túm trọn đầu túi nilon rồi luồn qua cổ bịch. Bẻ đầu túi xuống để cổ bịch nằm giữa 2 lớp nilon rồi dùng dây chun buộc chặt cố định cổ bịch. Vê tròn bông không thấm nước và nút chặt vào cổ bịch và đậy nắp lại.
Khử trùng túi mùn cưa
Khử trùng là khâu rất quan trọng trong kỹ thuật trồng nấm mối đen. Do vậy, bà con cần tuân theo đúng hướng dẫn sau để ngăn ngừa nấm mốc phát triển:
-Hấp túi mùn cưa trong thùng phuy từ 10 – 12 giờ bằng phương pháp hấp cách thủy. Duy trì nhiệt độ trong buồng hấp ở ngưỡng 95 – 100 độ C.
-Nếu sử dụng nồi hấp áp suất và kiểm soát nhiệt độ từ 120 – 125 độ C cần duy trì trong khoảng 2- 3 tiếng.
-Nếu trang trại trồng nấm quy mô lớn và dùng lò hấp hơi nước bão hòa, cần hấp trong khoảng 9 – 10 giờ.
Cách cấy giống nấm mối đen
Sau khi hấp túi mùn cưa, bà con để túi nguội rồi mới tiến hành cấy giống. Có 2 cách cấy giống nấm thường được sử dụng là cấy bằng meo hạt hoặc cấy bằng meo que, với cách thực hiện như sau:
Cấy giống nấm mối đen bằng meo hạt
Sử dụng que sắt hoặc que gỗ hoặc thìa được khử trùng sạch khều giống từ túi giống sang túi mùn cưa với số lượng giống bằng 1,2% trọng lượng của túi giống.
Cấy giống nấm mối đen bằng meo que
Nếu cấy giống bằng meo que, bà con thường sử dụng dùi hoặc khoan điện để dùi 1 lỗ rỗng vào trong túi. Tiếp đến, dùng kẹp vô khuẩn kẹp từng que giống và cắm vào lỗ đã tạo trước đó. Lưu ý, giữ cho đầu đên của que giống sát với bề mặt của nắp cổ chai.
Theo quy trình chuẩn, bà con cần tiến hành cấy giống trong phòng kín, sạch sẽ và có đèn cồn khử khuẩn bên cạnh. Tuy nhiên thực tế rất ít bà con nông dân trồng nấm kinh doanh có thể làm được điều đó, mà đa phần cấy giống ngay trong khu vực trồng nấm.
Sau khi cấy giống, cần từ 60 – 75 ngày để ủ tơ lan kín bịch nấm.
Phủ đất tạo quả thể nấm mối đen
Sau thời gian ủ tơ, bà còn cần kích thích để tơ nấm tạo quả thể bằng 2 cách đó là: tạo quả thể trong bịch và tạo quả thể bằng phương pháp chôn bịch nấm thành từng luống dưới đất.
-Tạo quả thể trong bịch: Lựa chọn các bịch tơ có tơ nấm ăn kín bịch. Mở hết cổ bịch rồi phủ một lớp đất hoặc cát khoảng 2,5 – 3cm lên trên và xếp sát nhau.
– Tạo quả thể bằng cách trồng luống dưới đất: bóc hết nilon bên ngoài quả thể, xếp sát các bịch với nhau rồi phủ đất có trộn bột nhẹ và trấu lên trên sao cho lớp đất vượt quá bề mặt bịch 2,5 – 3cm.
Sau khi thực hiện tạo quả thể theo 1 trong 2 cách trên tiến hành tưới nước ngày 2 lần. Tưới lượng vừa đủ và nhẹ nhàng, tránh làm trôi đất. Nên sử dụng hệ thống phun sương tưới là tốt nhất. Giữ độ ẩm trong khoảng 95 – 98% và nhiệt độ trong khu trồng nấm dao động từ 24 – 32 độ C.
Chăm sóc nấm mối đen
20 – 30 ngày sau đó, nấm mối đen sẽ hình thành quả thể. Trong giai đoạn này, không được để mặt đất bị khô, sẽ làm nấm bị chết. Nhưng cũng không nên làm đất quả ẩm, sẽ không có lợi cho việc ra nấm. Từ lúc ra qua thể cho tới khi thu hoạch lứa nấm đầu tiên kéo dài trong khoảng 2 – 4 ngày.
Bà con cần tưới nước nhẹ nhàng cho nấm từ 2 – 3 lượt mỗi ngày và duy trì độ ẩm không khí trong khoảng 95 – 98% sau khi quả thể nấm hình thành để nấm mọc nhanh nhất.
Thu hoạch nấm mối đen
Tùy theo điều kiện khí hậu mà tốc độ sinh trưởng của nấm sẽ nhanh hay chậm. Thông thường sau 2 – 4 ngày ra quả thể, bà con có thể bắt đầu thu hoạch nấm với tần suất 2 lần/ngày cho tới khi bịch nấm không còn ra nấm mới.
Nấm mối đen không mọc thành từng chùm. Bà con thấy cây nào to, đạt đủ kích cỡ thương phẩm có thể hái trước và cần hái sạch gốc. Những cây nấm mối đen trưởng thành thường cao khoảng 10 – 15cm, thân có đường kình 1,5 – 2cm, đường kính mũ khoảng 3 – 5cm, xòe to, đầy đặn.
Thời gian thu hoạch nấm mối đen kéo dài trong khoảng 16 ngày mỗi đợt trồng.
Vbio.vn vừa gửi tới bà con hướng dẫn cách trồng nấm mối đen từ chuyên gia. Chúc bà con áp dụng đúng hướng dẫn trồng và chăm sóc nấm thành công, thu hoạch được nhiều nấm tươi ngon nhất, bán được giá cao.
Hiện nay, Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng – đứng đầu là Ths. Phạm Thị Thủy cùng đội kỹ sư trẻ đã nghiên cứu, đưa ra quy trình chuẩn để nuôi trồng thành công nấm mối đen. Toàn bộ nguồn giống gốc đều được Viện nuôi trồng, sau đó Viện sẽ tiến hành chọn lọc, lưu giữ nhằm đảm bảo chất lượng tối ưu nhất trong tất cả các sản phẩm nấm khi đến tay quý khách hàng.
Để được tư vấn mua sản phẩm tốt nhất mời quý khách liên hệ theo địa chỉ:
Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng
Địa chỉ: Số 39, Ngõ 189/61, Hoàng Hoa Thám, Ngọc Hà, Quận Ba Đình, TP Hà Nội
ĐT: (+84) 2422 118 008 – (+84)962 567 869
Website: https://vbio.vn/
Email: vbiovn1@gmail.com
TIN LIÊN QUAN
CÁCH TRỒNG NẤM MỘC NHĨ (NẤM MÈO)
CÁCH TRỒNG NẤM MỘC NHĨ (NẤM MÈO) THU NĂNG SUẤT CAO Nấm mộc nhĩ được sử dụng như thực phẩm và tác dụng chữa trị các bệnh...
Cách trồng nấm sò tại nhà
Nấm sò hay còn gọi là nấm bào ngư là loại nấm ăn ngon và phổ biến ở nước ta. Với giá trị dinh dưỡng cao và...
Cách chế biến nấm mối đen
Cách chế biến nấm mối đen vừa ngon vừa bổ Nấm mối đen là một trong những loại nấm bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích về...
Cách chăm sóc nấm mối đen và kỹ thuật trồng
Hướng dẫn cách chăm sóc nấm mối đen đem lại năng suất cao Nấm mối đen không khó trồng, nhưng nếu trồng không đúng cách rất dễ...
Quy trình trồng nấm rơm ngoài trời an toàn sinh học
Quy trình trồng nấm rơm ngoài trời an toàn sinh học Nấm rơm chứa nhiều vitamin A, B1, B2, PP, D, E, C và chứa 7 loại...