Viện nghiên cứu sinh học ứng dụng

Tư vấn hỗ trợ: (+84) 962 567 869 - (+84) 886 550 986 - (+84) 357 368 689

Kỹ thuật nuôi cua đồng trong bể xi măng cho một vụ mùa năng suất

Kỹ thuật nông nghiệp, trồng trọt và nuôi trồng thuỷ sản đang ngày càng được cải tiến và phát triển. Trong đó, kỹ thuật nuôi cua đồng trong bể xi măng là một hình thức tiên tiến và được nhiều người áp dụng. Xin mời bà con theo dõi kỹ thuật nuôi cua đồng trong bể xi măng chi tiết dưới đây.

kỹ thuật nuôi cua đồng trong bể xi măng

1. Chuẩn bị bể xi măng để nuôi cua

Để nuôi cua đồng trong bể xi măng phát triển tốt, bà con cần xây dựng để có điều kiện nhiệt độ thích hợp. Dưới đây là 2 bước xây dựng bể xi măng theo đúng tiêu chuẩn. Đó chính là:

1.1. Điều kiện nước và nhiệt độ

Điều kiện nước và nhiệt độ là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của cua đồng. Nước cần là loại nước ngọt không có chứa chất tẩy rửa. Ngoài ra có thể dùng loại nước giếng khoan có độ pH từ 6,5-8. Nhiệt độ thích hợp để nuôi cua đồng trong bể xi măng là từ 25- 27ºC.

1.2. Thiết kế bể nuôi cua

Bước đầu tiên đó chính là chuẩn bị bể xi măng thả cua. Thiết kế bể nuôi cua lớn hay nhỏ sẽ tùy thuộc vào mô hình của bạn. Trung bình, bể xi măng sẽ có kích thước tiêu chuẩn là chiều rộng hơn 50m² và chiều cao là 1m.

Ở phía đáy bể, bà con cần thiết kế các độ dốc chênh lệch. Từ đó làm hệ thống cấp thoát nước bằng ống nhựa và tích hợp thêm khóa van ở phần trũng. Bể cua theo kỹ thuật nuôi cua đồng cần có lưới che ánh nắng rọi vào bể để tránh sự sốc nhiệt.

Xếp các tảng đá chồng lên nhau thật vững chắc để tạo hang hốc cho mô hình nuôi cua đồng trên cạn. Tuy nhiên, đầu trũng chứa nước cần đảm bảo khoảng từ 4 đến 7cm.

1.3. Xử lý bể trước khi thả cua

nuôi cua đồng trong bể xi măng

Trước khi bắt đầu nuôi cua đồng trong bể xi măng bà con cần xử lý bể. Đây là điều kiện rất cần thiết để đảm bảo môi trường sống của cua được tốt hơn, dễ dàng thích nghi, sinh trưởng và phát triển.

1.3.1. Xử lý bể nuôi cũ

Trước tiên cần xả hết nước, chà rửa cho sạch rong rêu nhiều lần. Ngâm bể trong nước sạch 2-3 ngày. Sau đó lau dọn lại bể một lần nữa rồi bơm nước mới vào. Kiểm tra độ pH, nếu thấy chưa đạt tiêu chuẩn bà con hãy bón vôi bột vào, ngoài ra bà con có thể sử dụng chế phẩm EM VBio để việc xử lý nhanh gọn hơn.

1.3.2. Xử lý bể xi măng mới

Với bể mới xây, bà con cần tẩy sạch các chất xi măng còn đọng lại trong bể. Sử dụng thân cây chuối chặt nhỏ hoặc phèn chua cho vào bể nước ngâm một tuần. Tiếp theo sử dụng vòi xịt mạnh vào bể để trôi hết nước cặn xi măng đó. Cuối hãy sử dụng thuốc tím hoặc vôi bột để khử trùng sạch sẽ cho bể.

2. Cách chọn cua giống

Sau khi đã chuẩn bị xong bể, mọi người hãy tiến hành lựa chọn cua giống. Yếu tố quan trọng nhất để quyết định số lượng thương phẩm tốt, chất lượng là chọn giống con cua cùng một lứa. Bởi vì cua là một loài giáp xác sẽ yếu dần đi khi chúng lột bỏ vỏ.

Cách chọn cua giống

Do đó, nếu như cua không cùng một lứa, chúng sẽ ăn thịt lẫn nhau trong bể xi măng. Đặc biệt là quá trình lột bỏ vỏ trong kỹ thuật nuôi cua đồng sinh sản.

Tiếp theo đó là lựa chọn kích thước của con cua phù hợp. Thông thường sẽ từ kích thước 1,2 đến 1,4cm và nặng khoảng 350 đến 400 con/kg. Hãy lựa chọn những con cua đồng khỏe mạnh, vỏ sáng bóng và không bị thiếu các bộ phận như chân, càng.

3. Tiến hành nuôi cua đồng trong bể xi măng

Kỹ thuật nuôi cua đồng trong bể xi măng cần rất nhiều sự tâm huyết và cẩn thận. Dưới đây VBio sẽ hướng dẫn nuôi cua đồng mà bà con nên tham khảo. Cụ thể như sau:

3.1. Mật độ thả và thời điểm thả

Trước tiên mật độ thả và thời điểm thả cần căn vào thời gian phù hợp nhất. Thông thường thời gian thả nuôi cua đồng trên cạn sẽ là từ tháng 2 đến tháng 4 mỗi năm. Thời gian nên thả vào các buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Điều này sẽ giúp bể xi không bị nóng và không ảnh hưởng tới cua. Mật độ thả thích hợp từ 20-30 con/ m².

3.2. Vệ sinh bể

Việc vệ sinh bể thường xuyên này sẽ giúp cua được sạch và không bị nhiễm các loại vi khuẩn. Bà con cần thường xuyên vệ sinh bằng cách xả nước trong bể và thay nước sạch. Để năng suất nuôi cua đồng tốt, tuyệt đối không nên để cua ăn thức ăn thừa bị ôi thiu. Chất lượng của cua sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

Việc lựa chọn các phương pháp vệ sinh bể nuôi cua phù hợp cũng cực kỳ cần thiết khi nuôi cua đồng trong bể xi măng. Hiện nay, vệ sinh bể nuôi cua bằng chế phẩm sinh học EM Vbio là hình thức phổ biến, đơn giản, mang đến nhiều lợi ích nhất.

Sử dụng 250gr chế phẩm EM Vbio (dạng bột và nước đều được) hòa với 3 lít nước sạch rồi tưới đều vào bể nuôi cua. Định kỳ mỗi tuần bổ sung chế phẩm EM Vbio một lần.

3.3. Thức ăn cho cua

Thức ăn cho cua

3.3.1. Chuẩn bị thức ăn của cua đồng

Cua là loài động vật giáp xác ăn tạp nên thức ăn sẽ rất dễ tìm kiếm. Bà con có thể tiết kiệm được chi phí hơn. Điển hình, thức ăn cho cua sẽ là những mùn bã hữu cơ, bột ngô, bột gạo hoặc khô lạc. Thỉnh thoảng có thể cho cua ăn những loại thân mềm như hến, giun cỡ nhỏ hoặc các loại ốc.

Ngoài ra, bà con cũng có thể sử dụng men vi sinh ủ thức ăn chăn nuôi VBio hoặc chế phẩm EM VBio để trộn vào thức ăn chua cua. Các loại chế phẩm sinh học này sẽ giúp nâng cao khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn, giúp hạn chế các bệnh nhiễm khuẩn hệ tiêu hóa ở cua đồng.

men ủ thức ăn chăn nuôi

3.3.2. Cách cho cua ăn trong quy trình nuôi cua đồng

Hãy sử dụng thức ăn cho cua và nấu chín lên. Ví dụ như sử dụng bột ngô để nấu chín và thả vào bể. Một ngày cho ăn 2 lần vào thời điểm sáng sớm và chiều tối.

Lưu ý rằng, vào thời điểm tháng 2, tháng 4, bà con có thể cho cua ăn thêm thịt ốc bươu vàng hoặc cám công nghiệp. Khẩu phần ăn sẽ là 7 % để giúp cua được tăng trọng tốt hơn.

3.4. Thu hoạch

Với kỹ thuật nuôi trồng này, nếu thực hiện đúng kỹ thuật, cua sẽ cho ra năng suất rất tốt. Vào thời điểm từ tháng 9 đến tháng 10, bà con có thể bắt đầu thu hoạch cua. Nếu cua đạt từ kích thước thương phẩm là 50 đến 55 con/1kg thì có thể tiến hành thu hoạch.

nuôi cua đồng có lợi không

Ngoài ra, mọi người có thể lựa chọn những con cua to khỏe và không bị gãy chân, càng. Nếu như chúng có trứng, có thể lấy để sinh sản nhân giống cho vụ mùa tiếp theo.

4. Các bệnh thường gặp của cua đồng

Vậy nuôi cua đồng có lợi không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi, cua vẫn sẽ bị một số các bệnh thường gặp. Mọi người cần hết sức thận trọng và để ý một số biểu hiện của bệnh sau:

4.1. Bệnh nổi hạt đốm trắng – đen

Loại bệnh này sẽ khiến cua đồng bị bỏ ăn, yếu và khó lột xác được. Các loại tạo, rêu sẽ bám trên mai và dần dần khiến cua chết đi. Sau đó, trên mang cua sẽ hiện lên những đốm trắng hoặc đốm đen.

4.2. Bệnh đen mang

Dấu hiệu của bệnh đen mang đó là mang đen, càng chuyển thành màu đen. Sau một thời gian, cua sẽ bắt đầu bốc lên mùi tanh và thối. Loại bệnh này sẽ thường gặp ở giai đoạn đầu của cua hoặc giai đoạn trưởng thành.

4.3. Bệnh đốm trắng – vàng trên vỏ

Khi cua bị bệnh đốm trắng, vàng trên vỏ, cua sẽ bị gầy yếu, lột xác khó. Hoặc quá trình lột xác sẽ bị kéo dài và bỏ ăn rồi tự chết. Bà con có thể dễ dàng nhìn được phần mai và yếm sẽ xuất hiện những đốm trắng, vàng rõ rệt.

4.4. Bệnh teo các chân

Đây là loại bệnh khá thường gặp ở cua đồng nuôi trong bể xi măng. Loại bệnh này sẽ khiến con cua khó có thể di chuyển được. Đây là loại bệnh được gọi là bệnh con cua vặn mình. Cua sẽ không có dấu hiệu tăng trưởng và bị teo tóp đi.

4.5. Bệnh sinh vật bám trên cua

Dấu hiệu của bệnh sinh vật bám trên con cua sẽ thường rất dễ nhận biết được. Có rất nhiều sinh vật phù du, sinh vật nhỏ bám trên vỏ, thân và mang của cua. Bà con chỉ cần áp dụng những biện pháp phòng bệnh tổng hợp là có thể khắc phục.

5. Ứng dụng chế phẩm sinh trong nuôi cua đồng

Hầu hết các chế phẩm sinh học đều có tác dụng chính là giúp phòng ngừa bệnh cho cua đồng, bà con nên sử dụng ngay từ khâu chuẩn bị bể nuôi cua để có thể phát huy tốt hiệu quả phòng bệnh.

Chế phẩm EM gốc dạng bột

5.1. Công dụng của chế phẩm sinh học Vbio trong chăn nuôi cua đồng

Khi sử dụng Chế phẩm sinh học Vbio nuôi cua đồng, sự hoạt động của hệ vi sinh vật có lợi sẽ mang đến nhiều tác dụng cho cả môi trường sống lẫn vật nuôi. Một số công dụng điển hình như:

  • Giúp phân hủy các tạp chất như xác tảo chết, thức ăn thừa, chất thải,… những tác nhân làm ô nhiễm môi trường nước.
  • Giúp giảm sự gia tăng của lớp bùn dưới đáy ao.
  • Giảm các độc tố do các chất khí: NH3, H2S… phát sinh trong nước, nhờ đó, giúp giảm mùi hôi trong nước đáng kể.
  • Giúp cua đồng nâng cao sức đề kháng, phát triển khỏe mạnh, ăn khỏe, ít bệnh,…
  • Gây ức chế hoặc tiêu diệt các vi sinh vật, có hại từ đó giúp hạn chế được mầm bệnh phát triển.
  • Giúp ổn định độ pH của nước, ổn định màu nước trong ao, nhờ vậy bà con không cần phải thay nước thường xuyên.

5.2. Lưu ý khi sử dụng chế phẩm sinh học

  • Không kết hợp sử dụng chế phẩm sinh học với các loại hóa chất và kháng sinh, vì điều này có thể làm chết hệ vi sinh có lợi, làm mất đi hiệu quả của chế phẩm sinh học.
  • Trong trường hợp cua đồng bị bệnh, buộc phải sử dụng các loại thuốc kháng sinh để cho ăn, thì ngay sau khi ngừng thuốc nên cho cua ăn thức ăn có trộn men vi sinh có chức ăn hỗ trợ tiêu hóa, để khôi phục lại hệ men đường ruột cho cua.
  • Nếu sử dụng đến các loại hóa chất (thuốc tím, phèn xanh, BKC …) để xử lý bể nuôi, thì khoảng 2 – 3 ngày sau bà con nên sử dụng bổ sung chế phẩm sinh học vào bể nuôi để khôi phục lại môi trường nước được tốt hơn, và giúp cho môi trường nước được “sạch” hơn.

5.3. Địa chỉ phân phối chế phẩm sinh học uy tín

Ngoài việc sử dụng chế phẩm sinh học đúng cách, đúng lúc thì việc chọn lựa loại chế phẩm chất lượng cũng rất quan trọng. Trên thị trường hiện nay thì không khó để có thể tìm mua được chế phẩm sinh học, tuy nhiên, phải lựa chọn loại nào chất lượng mới là điều quan trọng.

Địa chỉ phân phối chế phẩm sinh học uy tí

Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng (Vbio) là địa chỉ cung cấp các chế phẩm sinh học uy tín hàng đầu hiện nay. Chúng tôi là đơn vị chuyên nghiên cứu, sản xuất kinh doanh các chế phẩm sinh học ứng dụng rộng rãi trong chăn nuôi, trồng trọt và xử lý vấn đề về môi trường.

Các chủng vi sinh vật có trong chế phẩm sinh học Vbio được đánh giá, phân lập nuôi cấy bởi những nhà khoa học, kỹ sư sinh học đầu ngành và những máy móc tiên tiến, hiện đại nhất của Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng. Vbio đảm bảo luôn mang đến cho đến khách hàng những loại chế phẩm sinh học chất lượng tốt nhất.

Nhiều chuyên gia đã nhận định rằng, việc ứng dụng chế phẩm sinh học Vbio trong việc nuôi cua đồng là một giải pháp khoa học kỹ thuật hữu hiệu. Nó không chỉ  mang đến sự an toàn về môi trường bể nuôi, phòng bệnh cho cua, mà còn đảm bảo được cho ra nguồn thực phẩm sạch, an toàn và chất lượng, đồng thời cũng là cách để giúp cho nghề nuôi cua đồng trong bể xi măng phát triển ổn định và bền vững.

Nhìn chung, quá trình nuôi cua đồng cũng không quá vất vả. Bà con chỉ cần áp dụng hướng dẫn cách nuôi cua đồng trong bể xi măng trên để thực hiện từng bước. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bà con hiểu thêm về mô hình nuôi cua đồng trên cạn này.

 

TIN LIÊN QUAN

Hiển thị
  • image
  • image
  • image
  • image
zalo
phone
Hỗ trợ trực tuyến
images Gọi điện
images Nhắn tin
images 0 Giỏ hàng
images Chat zalo
images Facebook