Viện nghiên cứu sinh học ứng dụng

Tư vấn hỗ trợ: (+84) 962 567 869 - (+84) 886 550 986 - (+84) 357 368 689

Nắm vững quy trình nuôi ngựa bạch công nghệ cao cho năng suất lớn từ các chuyên gia

Ngựa bạch hiện đang là loài động vật rất hiếm và giá trị trên thị trường nên rất nhiều đổ xô thi nhau để nuôi giống ngựa này. Cách nuôi ngựa bạch không phải quá khó khăn mà còn mang đến giá trị kinh tế rất cao và nhiều ích lợi khác. Nếu như bạn cũng đang có ý định nuôi giống ngựa này thì đừng bỏ qua bài viết tư vấn kỹ thuật chăn nuôi ngựa bạch dưới đây nhé!

1. Đặc điểm sinh học của ngựa bạch

Đã có không ít người lầm tưởng rằng ngựa bạch và ngựa trắng là cùng một loài, nhưng sự thật không phải thế.

Trên thực tế, ngựa bạch có đặc điểm dễ nhận biết là toàn thân nó có lông màu trắng, da trắng hồng, viền mắt cũng có màu hồng và con ngươi màu đỏ hồng.

Nếu soi đèn vào mắt ngựa ban đêm thì lại thấy có màu đỏ rực. Bên cạnh đó mũi, miệng và bộ phận sinh dục của chúng lại có màu hồng đỏ, bộ móng màu trắng ngà.

Đặc điểm sinh học của ngựa bạch

2. Giá ngựa bạch trên thị trường

So với tất cả các giống ngựa trên thế giới hiện nay thì ngựa bạch là loài cực kỳ  quý hiếm. Bởi thịt và xương của chúng có thể dùng để làm thuốc chữa bệnh.

Mức giá bán của một con ngựa bạch giống bình thường dao động từ 20 đến 25 triệu đồng.

Còn đối với các con ngựa đã trưởng thành thì giá trị rao bán có thể lên đến khoảng 50 đến 70 triệu đồng/con. Bên cạnh đó, cao ngựa bạch còn được bán trên thị trường hiện lên đến trên con số 1 triệu đồng/lạng.

3. Làm chuồng nuôi ngựa bạch

3.1. Thiết kế chuồng trại

Nếu đang có ý định nuôi giống ngựa quý hiếm này thì bà con cần phải chuẩn bị làm chuồng theo hướng dẫn sau:

  • Thiết kế cửa sổ cách nền chuồng 1.5m – 1.8m.
  • Nền chuồng nên lát bằng gạch để bảo vệ móng ngựa, không nên để nền đất trần vì sẽ dễ dàng làm hỏng móng của chúng.
  • Chuồng ngựa khi xây cần có độ dốc, có rãnh thoát nước trong chuồng để thuận tiện cho việc vệ sinh.
  • Bên cạnh đó cũng cần trang bị thêm máng ăn, máng uống cho ngựa.

Làm chuồng nuôi ngựa bạch

Tùy vào điều kiện mà bà con có thể thiết kế chuồng sao cho phù hợp, tuy nhiên bà con cũng cần đảm bảo ngựa được nuôi với mật độ vừa phải, phù hợp cho ngựa sinh hoạt.

  • Với ngựa con sau cai sữa (giai đoạn từ 6-12 tháng tuổi), mật độ trung bình từ 1,5 – 2m²/ con.
  • Ngựa trên 1 năm tuổi, nên nuôi với mật độ trung bình từ 5 – 6m²/ con.

Nếu nuôi nhốt nhiều con ngựa trong cùng một ô chuồng, bà con nên chọn những con ngựa đồng đều về thể trạng, để tránh tình trạng những con lớn ăn hiếp con bé. Với ngựa cái mang thai cần nuôi nhốt riêng từng con.

3.2. Thiết kế sân chơi của ngựa

Thiết kế sân chơi của ngựa

Thiết kế sân chơi để ngựa thuận tiện hoạt động, giúp ngựa săn chắc, cho chất lượng thịt ngon hơn. Sân chơi nên làm liền kề chuồng nuôi để thuận tiện chăn thả. Quây sân chơi bằng lưới, thanh sắt hoặc thanh gỗ, làm thành cao 1,2 – 1,5m. Mật độ sân chơi cho ngựa trung bình 2m/con.

4. Cách chọn ngựa giống

Để có thể chọn được những giống ngựa bạch tốt nhất đem về nuôi, cần phải lưu ý các yếu tố sau:

  • Xem xét về lý lịch, hệ phả của những con ngựa đó để biết được bố mẹ chúng có khỏe mạnh không, khả năng sinh sản ra sao và năng suất làm việc như thế nào.
  • Dựa vào đặc điểm ngoại hình. Cần chọn những con ngựa khỏe mạnh, cân đối, không bị dị tật. Mắt to tròn, tinh anh với hai tai ve vẩy, linh hoạt. Đặc biệt cổ chân chúng phải thẳng, móng tròn và có màu lông đồng nhất. Quan sát xem bộ phận sinh dục có bình thường không.
  • Ngoài ra, tùy vào mục đích sử dụng mà chọn con giống có những đặc điểm phù hợp. Cụ thể như nếu chọn ngựa để thồ hàng thì nên chọn ngựa mình ngắn, chân to, độ dài vừa phải. Nếu chọn ngựa để cưỡi thì chọn con mình dài, chân nhỏ và cao.
  • Bà con cần nên chọn giống trong giai đoạn từ giai đoạn 6 tháng tuổi là chuẩn nhất.

5. Chế độ ăn, uống cho ngựa

5.1. Nguồn thức ăn

5.1.1. Thức ăn thô xanh

Thức ăn thô xanh cho ngựa

Thức ăn thô xanh chủ yếu của ngựa là cỏ, sử dụng cỏ mọc tự nhiên hoặc các loại cỏ trồng như cỏ voi, pangola, ghinê… đều được. Ngoài ra, có thể tận dụng các loại phụ phẩm nông nghiệp như: thân cây ngô, cây đậu, thân cây chuối, ngọn mía, dây khoai lang, rau xanh, củ quả,… Ngoài ra bà con có thể sử dụng máy băm cỏ, việc băm cỏ giúp bà con có thể phối trộn các loại nguyên liệu một cách đồng đều, qua đó giúp ngựa dễ ăn và đủ chất dinh dưỡng hơn.

máy chế biến thức ăn cho ngựa

Để chủ động nguồn thức ăn, và đảm bảo thức ăn tươi xanh quanh năm, bà con cần  sử dụng hợp lý bãi chăn thả hoặc trồng cỏ cho bò.

5.1.2. Thức ăn tinh

Muốn nuôi ngựa bạch thương phẩm đạt năng suất cao, làm việc khoẻ, ngựa cái mắn đẻ, con to, nhiều sữa, ngựa con nhanh lớn, bà con cần phải cho ngựa ăn thức ăn tinh giàu Protein. Thức ăn tinh bao gồm các loại cám từ thóc, cám ngô, đậu nành, cao lương…

5.1.3. Thức ăn bổ sung đạm, vitamin, chất béo và khoáng chất

Để ngựa bạch sinh trưởng và phát triển tốt, nâng cao khả năng sinh sản, bà con cần bổ sung thêm các loại thức ăn giàu đạm, vitamin, chất béo và khoáng chất trong khẩu phần ăn hàng ngày của ngựa.

Các loại thức ăn bổ sung này có thể chế biến từ cua, ốc, cá nghiền nhuyễn, và một số loại khô bánh dầu, bã đậu, bã rượu, bột cá, bột thịt, bột xương,…

5.2. Cách chế biến thức ăn cho ngựa

Bà con cần băm nhỏ hoặc xay nhuyễn các loại thức ăn cho ngựa, để giúp ngựa tiêu hóa dễ dàng.

Phối trộn các loại theo tỷ lệ nhất định, để giúp ngựa hấp thụ đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, tránh dư chất, thiếu chất.

Sử dụng thêm các loại chế phẩm sinh học như EM gốc và men ủ thức ăn VBio để ủ thức ăn xanh cho ngựa, giúp ngựa phòng tránh các bệnh về tiêu hóa, tăng sức đề kháng… Phương pháp ủ thức ăn cho ngựa bằng Men ủ thức ăn chăn nuôi VBio rất dễ thực hiện, bà con có thể tham khảo tại: https://vbio.vn/men-u-thuc-an-chan-nuoi/.

Để tham khảo cách sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi ngựa, bà con có thể liên hệ đến Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng. Chúng tôi có đội ngũ kỹ sư, nhà khoa học chuyên ngành, sẽ tư vấn cho bà con cách sử dụng cũng như cách mua Chế phẩm sinh học tốt nhất, hiệu quả nhất.

Men ủ thức ăn chăn nuôi VBio

Ngoài Men ủ thức ăn chăn nuôi VBio, chúng tôi còn cung cấp các loại chế phẩm như: EM gốc, mật rỉ đường, chế phẩm đệm lót sinh học, men ủ phân,… Các chế phẩm sinh học của VBio hiện đã có nhiều trang trại chăn nuôi sử dụng và mang lại hiệu quả cao, giảm thiểu rủi ro tối đa.

5.3. Khẩu phần ăn, uống cho từng giai đoạn sinh trưởng

Đối với ngựa bạch con được 3 tháng tuổi, hãy cho chúng bắt đầu tập ăn bằng cám tổng hợp, cỏ non. Cho thức ăn của ngựa con vào máng ăn nhỏ trong chuồng và để chúng ăn tự do.

Với ngựa bạch sau cai sữa từ 6 tháng đến 1 năm thì đã có thể cho ăn thức ăn thô bằng 15-20% trọng lượng cơ thể. Người nuôi có thể bổ sung thêm 1 kg thức ăn tinh/ ngày.

Nếu ngựa đã trên 1 năm tuổi, hãy cho ăn thức ăn thô bằng 12-15% trọng lượng cơ thể và bổ sung 1,5 kg thức ăn tinh/ ngày. Đối với ngựa trong quá trình chửa đẻ và nuôi con cần tăng lượng thức ăn tinh lên khoảng 2kg/ con/ ngày. Người nuôi nên chia thức ăn ra cho ngựa bạch thành 2 bữa sáng và tối.

Bên cạnh đó, cần cho ngựa uống nước tự do và bổ sung khoáng chất loại chuyên dành cho chăn nuôi ngựa, phù hợp với từng giai đoạn của ngựa. Hãy dùng dây luồn bánh khoáng và treo trong chuồng để chúng có thể tự liếm. Kỹ thuật chăm sóc ngựa bạch

6. Kỹ thuật chăm sóc ngựa bạch

6.1. Tắm chải lông cho ngựa

Thao tác này giúp ngựa tăng cường sự tuần hoàn và trao đổi chất, sinh trưởng tốt. Nó còn giúp ngựa bạch hạn chế được các ký sinh trùng ngoài da như rận, ghẻ. Khi đến mùa nóng, nên tắm chải hàng ngày, ngược lại lúc mùa lạnh đến thì chỉ nên chải lông cho ngựa. Khi chải lông cần lưu ý chải theo chiều của lông từ trên xuống dưới và nhẹ tay ở phần đầu để tránh cho ngựa bị trầy xước.

6.2. Cắt bờm, đuôi ngựa

Trong quá trình chăm sóc ngựa, cần quan sát xem độ dài của bờm và đuôi ngựa như thế nào để cắt sửa kịp thời, tránh tình trạng bờm bị vón, chạm vào mắt làm đau hay đuôi ngựa quá dài dễ bị bẩn.

  • Cách cắt bờm: Cắt trên mắt, phía sau cắt ngắn còn 2-3 cm.
  • Cách cắt đuôi ngựa: Chú ý vị trí đứng cẩn thận tránh để bị ngựa đá. Người cắt phải đứng ngang bên hông, không được đứng phía sau.

6.3. Cho ngựa vận động

Mỗi ngày nên thả để đàn ngựa khoảng 4 giờ. Bên cạnh đó tập cho ngựa bạch vận động thêm 1 lần/ngày, trong 1 tiếng. Buộc dây cho ngựa cố định tại một chỗ, huấn luyện cho chúng chạy vòng tròn có đường kính khoảng 5m, lấy điểm buộc dây làm tâm. Đừng thúc ép ngựa chạy quá nhanh dễ gây mất sức.

Chế độ tập luyện vừa đủ sẽ giúp ngựa nâng cao sức khỏe, sự sinh trưởng phát triển tốt hơn. Đối với những chú ngựa sau cai sữa, đang có chửa và nuôi con thì không áp dụng những bài tập vận động trên.

7. Phòng chữa bệnh cho ngựa

Để phòng bệnh cho ngựa, phải thật kỹ lưỡng ở khâu vệ sinh chuồng trại bằng cách tiến hành quét vôi 2 lần/ năm hoặc phun thuốc sát trùng Crizin 2% 3 lần/ năm.

Ngựa bạch thường gặp các bệnh ký sinh trùng đường máu, bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa. Để phòng ngừa các chứng bệnh này, cần làm như sau:

7.1. Phòng bệnh ký sinh trùng đường máu

  • Dùng Azidin, pha dung dịch 7 %, tiêm 2 lần/ năm.

7.2. Phòng bệnh ký sinh đường tiêu hóa

  • Đối với ngựa con: nếu đủ 21 ngày tuổi, tiêm phòng lần 1; khi ngựa 90 ngày, tiếp tục tiêm thêm 1 mũi. Dùng Levamixon 7%, 1ml/ 15kg thể trọng, tiêm vào phần bắp.
  • Đối với ngựa trưởng thành: dùng levamixon 7% tương tự hoặc Hemectin để tiêm phòng bệnh, định kỳ 2 lần/ năm.

Phòng bệnh định kỳ là quá trình cực kỳ quan trọng khi nuôi ngựa bạch. Thực hiện tốt khâu này không những giúp ngựa phát khỏe mạnh mà còn giúp người chăn nuôi giảm thiểu rủi ro, tăng hiệu quả kinh tế tối ưu.

8. Lưu ý trong chăn nuôi ngựa

Để chăn nuôi ngựa bạch thành công, ít bệnh tật, nhanh lớn và cho năng suất thịt cao người chăn nuôi cần chú ý những vấn đề sau:

  • Trước khi mua giống về cần tẩy giun sán, sau khoảng 4 – 5 tháng tiếp theo cần tẩy tiếp lần hai.
  • Ngựa bạch ít bị bệnh và thường chỉ bị bệnh đầy hơi sình bụng. Thế nhưng với loại bệnh này thì điều trị cũng khá đơn giản, chỉ cần cho ngựa uống nước tỏi hoặc trà gừng. Đồng thời kết hợp với muối rang và lá trầu không bọc vào vải rồi chà xát mạnh 2 bên sườn và hông ngựa là được.
  • Thêm vào đó, muốn ngăn chặn tình trạng này ở ngựa bạch thì phải đảm bảo vệ sinh nguồn thức ăn xanh, không bị nấm mốc và chỉ nên thả ngựa cho ăn khi cỏ trên đồi rừng đã hết sương. Lý tưởng nhất là khoảng sau 8 giờ sáng.
  • Ngựa bạch là loài động vật không chịu được thời tiết quá nóng. Thế nên chuồng trại khi xây dựng phải có mái cao và thông thoáng vào mùa hè. Gợi ý là có thể dùng hệ thống quạt để thông gió.

9. Kỹ thuật nuôi ngựa bạch sinh sản

Kỹ thuật nuôi ngựa bạch sinh sản

9.1. Phối giống cho ngựa bạch

9.1.1. Xác định thời điểm phối giống

Xác định thời điểm phối giống cho ngựa bạch là bước vô cùng quan trọng. Bà con lưu ý quan sát dấu hiệu ngựa cái động dục (tính là ngày thứ nhất), phối giống cho ngựa cái từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 7 sau khi bắt đầu động dục. Dấu hiệu động dục:

  • Khi chăn thả tự do ngựa cái sẽ theo đến gần ngựa đực, chịu đực sẽ cho ngựa đực ngửi, cắn phần sau, quay mông lại gần ngựa đực, hai chân sau của ngựa cái nhún xuống, cong đuôi, muốn cho ngựa đực giao phối.
  • Quan sát thấy cơ quan sinh dục của ngựa bạch cái sẽ thấy hai sừng tử cung mềm và chùng.
  • Kiểm tra thú y thấy cổ tử cung mềm, và buồng trứng phát triển.

9.1.2. Phối giống cho ngựa

Có thể phối giống cho ngựa theo 2 cách: phối tự nhiên hoặc phối nhân tạo.

  • Phối giống tự nhiên bằng cách: cho ngựa đực lên phối giống ngựa cái. Khi thấy dương vật của ngựa cái đã đủ độ cương và đảm bảo vệ sinh sạch sẽ trước khi giao phối.
  • Phối giống nhân tạo: Bác sĩ thú y thụ tinh nhân tạo cho ngựa bạch bằng ống và nguồn tinh giống sẵn có.

Sau khi phối giống bà con cần phải ghi chép ngày phối, để kiểm tra thời gian đậu thai và dự kiến ngày ngựa bạch đẻ. Như vậy sẽ giúp bà con thuận tiện chuẩn bị chăm sóc và đỡ đẻ cho ngựa.

9.2. Chăm sóc ngựa mang thai

  • Bà con cần chuẩn bị khẩu phần ăn cho phù hợp cho ngựa cái trong thời gian mang thai.
  • Hạn chế chăn thả ngoài đồng.
  • Tránh cho ngựa ăn thức ăn ủ chua.
  • Tránh để ngựa mang thai chạy nhảy, hoạt động mạnh, mang vác, kéo đồ nặng, bị giật mình,… khiến động thai, hư thai.

9.3. Dấu hiệu sinh sản

Gần đến ngày đẻ chúng sẽ ăn uống rất ít, không yên tĩnh, thường ngó nhìn bụng của mình. Đường sinh dục của ngựa lúc này mở to, bầu vú phát triển nhanh hơn.

Trước khi đẻ 2 ngày trong núm vú của ngựa bạch sẽ có đầy sữa đầu, núm vú to lên. Đặc biệt có một số con ngựa sữa rỉ ra từng giọt, có con sữa quấn khô lại bịt lấy núm vú. Khi thấy sữa đã chảy ra từng giọt thì trong ngày hoặc sang ngày sau ngựa sẽ đẻ.

Chăm sóc ngựa mang thai

Ngựa bạch có thời gian đẻ thông thường vào chiều và đêm. Lúc gần đẻ chúng sẽ chật vật bồn chồn, đứng nằm không yên. Quan sát sẽ thấy có con chân trước cào đất, chân sau đá vào bụng, cong lưng mà rặn.

9.4. Đỡ đẻ cho ngựa bạch

Ngựa thường rặn đẻ đột ngột, khi rặn một lúc thì nằm xuống. Có trường hợp khi bọc ối lòi ra, ngựa mẹ đứng lên ngay tức thì hoặc nếu thai giãy yếu bọc ối không vỡ ra được thì cần phải giúp chúng xé rách bọc ối ngay, nếu để chậm ngựa con dễ bị ngạt.

Nếu thai suôn sẻ, ngựa đẻ bình thường thì thời gian đẻ chỉ kéo dài 20-30 phút. Ngựa con lúc sinh khỏe mạnh thông thường tự nó đạp rách và giải phóng khỏi màng thai một cách dễ dàng.

Người chăn ngựa chỉ cần cắt rốn cách bụng 2cm, sát trùng bằng cồn iot để tránh nhiễm trùng. Sau đó dùng rơm hoặc cỏ khô mềm lau toàn thân cho ngựa con. Tiến hành móc hết nhớt ở mồm, mũi và tai. Trong khoảng 30 – 60 phút sau, ngựa con sẽ tự đứng dậy được và tìm vú mẹ.

Mặt khác nếu ngựa con yếu, người nuôi cần hỗ trợ nó bằng cách nâng nó đứng lên. Hỗ trợ chúng tìm đến vú mẹ và đỡ phần thân lên để nó bú được sữa đầu càng sớm càng tốt. Điều này giúp ngựa bạch con có kháng thể miễn dịch có lợi chống lại được nhiều bệnh tật.

Bước tiếp theo là cần độn rơm hoặc cỏ khô để giữ nền chuồng ấm, tránh lạnh cho cả mẹ và con.

9.5. Chăm sóc ngựa con sau sinh

Trong khoảng thời gian đầu, cứ 1 đồng hồ ngựa con bú một lần. Nếu ngựa mẹ buộc phải đi làm việc sớm thì cần chú ý trong 2 tháng đầu sau khi sinh, cứ 2 giờ phải cho ngựa mẹ nghỉ để ngựa con được đến bú một lần.

10. Một số mô hình nuôi ngựa bạch làm giàu thành công

Bà con chăn nuôi đang muốn làm giàu bằng giống ngựa này, có thể tham khảo một số mô hình nuôi ngựa bạch đã thành công.

Mô hình nuôi ngựa bạch

  • Mô hình nuôi ngựa bạch của anh Vi Văn Lâm – Hà Giang: Bắt đầu từ đầu năm 2017, khởi nghiệp với 4 con ngựa bạch (vốn 27 – 32 triệu đồng/con). Anh Lâm đã dày công nghiên cứu kỹ thuật và chăm sóc kỹ lưỡng, sau 9 tháng nuôi anh đã bán được 4 con ngựa bạch với giá trên 250 triệu đồng. Từ đó, anh đã mở rộng quy mô chăn nuôi, duy trì số lượng đàn từ 8-10 con, thu nhập hàng năm lên đến vài trăm triệu đồng.
  • Mô hình nuôi Ngựa bạch lớn nhất cả nước: trang trại nuôi ngựa bạch Vạn An nằm ngay tại bãi đê sông Hồng, ở trung tâm Hà Nội của cô Nguyễn Thị Hằng. Từ năm 2004-2007, với 7 ha đất bỏ hoang bên đê sông Hồng, cô Hằng bắt đầu từ chăn nuôi từ gà, vịt cho đến dê, bò, thỏ, lợn… nhưng do tình hình dịch bệnh nên việc chăn nuôi không thành công. Cô Hằng đã tìm hiểu và vay mượn vốn để chuyển hướng sang chăn nuôi ngựa bạch. Bắt đầu từ 20 con ngựa bạch cô Hồng đích thân đi mua từ Tây Tạng, đến nay trang trại của cô Hồng đã có 100 con ngựa bạch. Trung bình một năm trang trại nuôi ngựa bạch lớn nhất Việt Nam này có 20-40 con ngựa bạch sinh sản.

Kỹ thuật nuôi ngựa bạch

Nuôi ngựa bạch ở Việt Nam hiện nay đang là xu hướng của rất nhiều bà con chăn nuôi bởi những lợi ích cực kỳ hấp dẫn mà nó mang lại. Nếu muốn thành công nhanh chóng, hãy tham khảo thật kỹ từ kỹ thuật, quy trình cho đến những gì cần chuẩn bị một cách chi tiết nhất để có thể áp dụng theo nhé!

TIN LIÊN QUAN

Hiển thị
  • image
  • image
  • image
  • image
zalo
phone
Hỗ trợ trực tuyến
images Gọi điện
images Nhắn tin
images 0 Giỏ hàng
images Chat zalo
images Facebook