Việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học tuy tiện lợi, cho kết quả ngay lập tức. Nhưng về lâu về dài, thuốc trừ sâu hóa học để lại ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đối với đất trồng, nguồn nước ngầm và các vi sinh vật có lợi cho đất. Vì lẽ đó, ngày càng có nhiều hộ nông dân chuyển sang tự làm thuốc trừ sâu sinh học tại nhà. Bài viết này sẽ hướng dẫn bà con các cách làm thuốc trừ sâu sinh học đảm bảo an toàn, thân thiện với môi trường.
1. Thuốc trừ sâu sinh học là gì?
Thuốc trừ sâu sinh học hay còn được gọi là thuốc trừ sâu hữu cơ, là loại thuốc trừ sâu được làm từ các chế phẩm có nguồn gốc sinh học. Có tác dụng diệt trừ sâu hại như vi sinh vật (nấm, vi khuẩn, virus). Đồng thời sử dụng các chất do vi sinh vật tiết ra (thường là kháng sinh), các chất trong cây cỏ (chất độc hoặc dầu thực vật),… để diệt trừ sâu bệnh.
2. Các loại thuốc trừ sâu sinh học
Thuốc trừ sâu sinh học được chia thành hai nhóm chính là thuốc trừ sâu thảo mộc và thuốc trừ sâu vi sinh.
- Thuốc trừ sâu thảo mộc: Hay còn có tên gọi là thuốc trừ sâu hữu cơ, là loại thuốc trừ sâu được chiết tách từ các chất có khả năng diệt trừ sâu bệnh trong cơ thể thực vật, thảo mộc. Điểm hình là các chất trừ sâu nhóm cúc tổng hợp (Pyrethroid) dựa vào cấu tạo của chất Pyrethrin có trong cây cúc trừ trùng.
- Thuốc trừ sâu vi sinh: Gồm các thành phần hoạt tính là các vi sinh vật như vi khuẩn, virus, nấm, động vật nguyên sinh hoặc tảo. Một trong số những loại thuốc trừ sâu vi sinh được sử dụng nhiều nhất hiện nay được chiết xuất từ chủng khuẩn Bacillus thuringiensis (Bt). Chủng Bt có thể tạo ra protein gây hại cho côn trùng để bảo vệ các loài thực vật, đặc biệt là bắp cải và khoai tây. Nhiều loại thuốc trừ sâu vi sinh khác hoạt động trên cơ chế cạnh tranh quyết liệt với sinh vật gây hại.
3. Một số ưu và nhược điểm của thuốc trừ sâu sinh học
3.1. Ưu điểm của thuốc trừ sâu sinh học
Dù vẫn còn một số hạn chế chủ quan lẫn khách quan, nhưng có thể chắc chắn rằng, thuốc trừ sâu sinh học sẽ trở thành một giải pháp nông nghiệp hàng đầu, được ưu tiên trên toàn thế giới. Dưới đây là một số ưu điểm của thuốc trừ sâu sinh học:
- Phù hợp cho rau, hoa màu, cây cảnh,…
- Tác dụng lên cây trồng chậm nhưng lâu bền, không tác dụng phụ.
- Sử dụng an toàn với sức khỏe con người và môi trường.
- Không gây hại lên các hệ sinh thái vi sinh vật hữu hiệu của đất, cây trồng. Tác dụng tiêu diệt sâu bệnh của thuốc trừ sâu sinh học dựa trên cơ chế gây độc sinh học và đúng đối tượng gây hại.
- Rút ngắn thời gian cách ly nông sản, thực phẩm sử dụng.
- Dư lượng độc trên nông sản rất ít (hầu như không có).
- Tăng sức đề kháng cho cây trồng.
- Phổ tác dụng của thuốc trừ sâu sinh học rộng, hiệu lực thuốc sinh học kéo dài. Thuốc trừ sâu sinh học có khả năng lây lan và tồn tại trên cơ thể sâu hại một thời gian dài. Điều này vô cùng có lợi do làm tăng lượng thiên địch ký sinh trên đồng ruộng góp phần hạn chế sâu bệnh gây hại.
- Có thể khống chế nhiều loại bệnh trên một loại cây trồng.
- Thuốc trừ sâu từ thảo mộc đơn giản, dễ làm, dễ tìm kiếm nguyên liệu sản xuất, chi phí sản xuất thấp.
3.2. Nhược điểm của thuốc trừ sâu sinh học
Thực tế, vẫn có khá nhiều nguyên nhân khiến thuốc trừ sâu sinh học vẫn chưa thực sự phổ biến, có phần thua thiệt hơn so với thuốc trừ sâu hóa học:
3.2.1. Tác dụng tương đối chậm
Đây có lẽ là nguyên nhân chủ yếu, khiến nhiều nông dân vẫn còn e ngại trong sử dụng thuốc trừ sâu sinh học. Vì lẽ đó, thuốc trừ sâu sinh học được khuyến nghị sử dụng với mục đích phòng trừ sâu bệnh, hơn là tiêu diệt sâu bệnh khi chúng đã khởi phát thành dịch.
3.2.2. Yêu cầu bảo quản tương đối khắt khe
Khác với thuốc trừ sâu hóa học, các chế phẩm sinh học cần có một điều kiện bảo quản khá khắt khe, tránh làm mất đi hoạt tính của thuốc. Điều này cũng tương đối dễ hiểu, bởi thành phần chủ yếu của thuốc trừ sâu sinh học là các chất hữu cơ, hay các vi sinh vật.
4. Hướng dẫn cách làm thuốc trừ sâu sinh học tại nhà từ thảo mộc
4.1. Cách làm thuốc trừ sâu sinh học từ tỏi, ớt, gừng và rượu cho hoa lan
Bà con có thể thể kết hợp tỏi với ớt và gừng để chế tạo thuốc trừ sâu sinh học tại nhà. Các loại axit có trong gừng, ớt, tỏi sẽ làm ảnh hưởng đến mắt, lớp da của sâu bọ khiến chúng sợ hãi và tránh xa cây trồng.
Cách làm thuốc trừ sâu sinh học từ tỏi, ớt, gừng như sau: bà con lấy nguyên liệu gồm 1kg tỏi, 1kg ớt + 1kg gừng và 3 lít rượu. Tiến hành giã dập nhỏ những nguyên liệu trên, sau đó cho vào rượu ngâm rồi bịt kín miệng. Ngâm hỗn hợp trên trong vòng 15 ngày là có thể đem dung dịch đi phun cho cây trồng.
Lưu ý: Bà con có thể ngâm riêng từng loại sau đó trộn vào nhau hoặc ngâm cả ba loại nguyên liệu chung một thùng. Cả 3 loại đều có chất cay, nồng độ đậm đặc, đặc biệt khi ngâm cùng với rượu. Vì vậy cho hiệu quả tốt trong việc tiêu diệt sâu hại.
4.2. Pha chế thuốc trừ sâu sinh học từ tỏi cho hoa hồng
Tỏi có tác dụng để chống vi khuẩn, các loại sâu bọ gây hại, nấm gây bệnh, giun tròn và xua đuổi côn trùng. Để sử dụng tỏi trừ sâu bệnh hại, bà con pha giã tỏi (số lượng tùy theo phạm vi cây trồng) với nước (có thể bỏ thêm xà phòng nếu làm thuốc trừ sâu sinh học cho các loài hoa, cây cảnh,…) và sử dụng ngay.
Ngoài ra, bà con có thể pha tỏi với dầu hỏa, sau đó ngâm trong thùng, lọ có nắp đậy khoảng 2-3 ngày. Bà con nên sử dụng lưới lọc sạch cặn rồi thêm nước và xà phòng để phun. Lưu ý, tinh chất tỏi có tác dụng trên diện rộng, vì vậy có thể diệt cả côn trùng có ích.
4.3. Tự chế thuốc trừ sâu sinh học từ ớt
Ớt có vị cay, tính nóng là loại thực phẩm quen thuộc trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, khi sử dụng ớt với nồng độ cao thì loại thực phẩm này có thể xua đuổi các loại côn cùng hoặc thậm chí tiêu diệt côn trùng, giúp phòng nấm và vi khuẩn.
Cách làm thuốc trừ sâu sinh học từ ớt: Xay nhỏ 100g ớt pha lẫn với 1 lít nước và ngâm trong vòng 1 ngày. Sau đó bà con pha thêm 5 lít nước và tiến hành phun cho cây trồng (có thể pha thêm dầu khoáng hoặc xà phòng).
5. Hướng dẫn cách làm thuốc trừ sâu sinh học có nguồn gốc vi sinh vật
5.1. Cách làm thuốc trừ sâu sinh học từ chế phẩm EM gốc + dấm, rượu
Để pha chế thuốc trừ sâu sinh học, bà con có thể làm theo công thức như sau:
Nguyên liệu: 1 lít EM1 + 1 lít giấm + 1 lít rượu + 1 lít mật đường + 6 lít nước sạch
Cách ủ:
- Bà con đổ 6 lít nước vào thùng, sau đó tiến hành hòa tan 1 lít mật đường vào.
- Cho dấm, rượu (hoặc cồn) vào hỗn hợp trên rồi khuấy tan đều.
- Bọc kín nilon qua miệng thùng, xô sau đó đậy kín nắp lại.
- Sau 3 tháng ủ sau đó mang ra sử dụng.
Lưu ý: Trong quá trình ủ, hỗn hợp ủ sẽ sinh ra khí gas, vì vậy bà con cần thường xuyên mở nắp xả ga sau đó đậy lại như cũ. Bảo quản thùng ủ ở nơi khô mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
5.2. Cách làm thuốc trừ sâu sinh học từ Em gốc + Thảo mộc
Ngoài cách ủ chế phẩm EM gốc với mật đường, bà con có thể tự làm thuốc trừ sâu sinh học tại nhà bằng cách pha chế phẩm EM gốc với thảo mộc.
Nguyên liệu: 1 lít EM gốc + 6kg thảo mộc có mùi hương mạnh (sả, cà chua, ngải cứu, bạc hà…) + 1 lít mật đường + 28 lít nước.
Cách làm thuốc diệt sâu sinh học như sau:
- Bà con hòa tan 1 lít mật đường và chế phẩm EM gốc vào 28 lít nước.
- Sau đó băm nhỏ thảo mộc rồi đổ vào hỗn hợp nước và mật đường.
- Cho tất cả hỗn hợp trên vào thùng có nắp đậy, bọc qua một lớp nilon trên miệng và đậy kín thùng.
- Ủ hỗn hợp ở nhiệt độ 25 – 30ºC và tránh ánh nắng trực tiếp.
- Thời gian ủ từ 10-15 ngày, trong thời gian ủ bà con nên mở nắp xả khí ga và tiến hành đảo thân thảo mộc trong thùng.
Cách sử dụng: Trước khi sử dụng bà con nên lọc bỏ cặn. Lấy hỗn hợp đã lọc pha loãng với nước để tưới hoặc phun. Nếu dùng với mục đích là tưới gốc thì bà con pha loãng dung dịch từ 500 – 1000 lít nước. Nếu là phun lá thì pha loãng trong 100-500 lít nước. Để phòng ngừa sâu bệnh thì nên phun trung bình từ 1-2 tuần 1 lần.
5.3. Chế phẩm EM có tác dụng gì? Mua chế phẩm EM ở đâu?
Chế phẩm sinh học EM gốc có chứa rất nhiều vi sinh vật có lợi sống cộng sinh, được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Thuốc trừ sâu sinh học được làm từ chế phẩm sinh học EM chính là sự kết hợp giữa hàng tỷ vi sinh vật có lợi với các nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên.
Thuốc trừ sâu sinh học có nguồn gốc vi sinh vật mang đến sự an toàn cho con người và môi trường. Loại thuốc bảo vệ thực vật này có khả năng phòng và trị một số loài sâu bệnh gây hại. Ngoài ra, còn giúp cây trồng tăng khả năng sinh trưởng và phát triển, cải thiện năng suất và chất lượng cây trồng.
Hiện nay, các chế phẩm EM gốc (dạng bột và nước) đang được phân phối chính hãng tại Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng. Khi mua chế phẩm EM gốc VBio, bà con sẽ được đội ngũ nhân viên, kỹ sư hướng dẫn một cách tận tình trong suốt thời gian sử dụng.
Đồng thời bà con có thể nhờ đội ngũ kỹ sư sinh học VBio tư vấn, hướng dẫn các công thức làm thuốc trừ sâu sinh học khác phù hợp với nhu cầu của mình.
Thông tin liên hệ tư vấn:
Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng
- Địa chỉ: Số 39, Ngõ 189/61, Hoàng Hoa Thám, Ngọc Hà, Quận Ba Đình, TP Hà Nội
- ĐT: (+84) 2422 118 008 – (+84)962 567 869
- Website: https://vbio.vn/
- Email: vbiovn1@gmail.com
6. Lưu ý khi sử dụng thuốc trừ sâu sinh học
Để thu được hiệu quả diệt trừ sâu bệnh tốt nhất, khi sử dụng thuốc trừ sâu sinh học, bà con cần lưu ý đến một số điều sau đây:
- Không lạm dụng thuốc trừ sâu sinh học: Chỉ nên sử dụng thuốc trừ sâu sinh học khi thấy sâu làm sụt giảm năng suất cây trồng. Không nên cứ thấy sâu là phun thuốc hoặc sâu gây hại xong mới phun.
- Nên phun thuốc trừ sâu sinh học khi sâu còn non vì lúc này khả năng kháng thuốc của sâu rất kém.
- Để tránh làm giảm hiệu quả của thuốc, bà con không nên “cộng” thuốc sâu trừ sâu sinh học với các thành phần khác.
- Nên phun thuốc vào thời điểm trời tạnh ráo, râm mát.
- Khi phu thuốc bà con phải sử dụng đầy đủ đồ bảo hộ như gang tay, khẩu trang, quần áo dài.
Trên đây là một số cách làm thuốc trừ sâu sinh học tại nhà đơn giản mà bà con có thể áp dụng vào mô hình canh tác của mình. Hy vọng với những thông tin trên, bà con đã có thể chăm sóc cây trồng của mình một cách hiệu quả và đạt năng suất cao nhất!
TIN LIÊN QUAN
Hướng dẫn cách làm chế phẩm vi sinh vật bản địa IMO đơn giản tại nhà
Hiện nay, việc sử dụng các loại chế phẩm sinh học hữu cơ trong lĩnh vực nông nghiệp đang là xu hướng rất được ưa chuộng. Hiểu...
Chuyên gia chia sẻ cách ủ phân bón nông nghiệp hữu cơ chi tiết A-Z
Cách ủ phân bón nông nghiệp hữu cơ tại nhà hiện được nhiều bà con quan tâm, tìm hiểu bởi xu hướng canh tác nông nghiệp sạch,...
Phân trùn quế là gì? Chia sẻ cách ủ phân trùn quế và hướng dẫn sử dụng hiệu quả nhất
Phân trùn quế được nhắc đến khá nhiều hiện nay, tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ phân trùn quế là gì hay cách ủ phân...
Bật mí cách làm thuốc trừ sâu bằng quả bồ hòn chi tiết A-Z
Được trồng rất nhiều ở hầu khắp các tỉnh thành phía Bắc nước ta, bồ hòn là một loại cây có khá nhiều công dụng thiết thực...
Kỹ thuật trồng măng tây tất tần tật từ gieo trồng, chăm sóc đến thu hoạch
Trong thời gian gần đây, măng tây đang trở thành loại nông sản mang lại nguồn kinh tế cao. Có rất nhiều nơi đã áp dụng một...