Cách sử dụng mật rỉ đường trong nuôi tôm từ lâu đã được người dân biết đến và vận dụng vào quá trình nuôi một cách hiệu quả. Đây được xem là nguyên liệu rẻ tiền nhưng lại có tác dụng tuyệt vời trong việc kiểm soát các yếu tố chất lượng nước. Trong bài viết này VBio xin chia sẻ với bà con về những công dụng của mật rỉ đường trong nuôi tôm và ứng dụng trong các lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt.
Công dụng của mật rỉ đường là gì?
– Sử dụng rỉ đường kiểm soát độ pH trong ao nuôi.
– Kiểm soát nitơ trong ao tôm
– Sử lý nước ao nuôi tôm
– Sản xuất cồn elytic
– Làm thức ăn dinh dưỡng nuôi vi sinh
– Làm nguyên liệu sản xuất bộ ngọt, men vi sinh
– Mật rỉ đường sử dụng làm thức ăm trong chăn nuôi gia súc như trâu, bò, dê, và một số gia cầm khác.
– làm phụ gia chế biến thức ăn chăn nuôi
– Trong công nghiệp làm hương thuốc lá, màu bia
– Ủ phân vi sinh EM1, EM2
Tác dụng của mật rỉ đường trong nuôi tôm
Mật rỉ là nguồn carbon hữu cơ, giàu carbon và hoàn toàn không chứa nitơ nó rất dễ dàng sử dụng và hào tan trong nước. Đặc biết là có thành phần hóa học dinh dưỡng cao nên được sử dụng rộng rải trong các lĩnh vực công nghiêp, nông nghiệp sản xuất…
1. Kiểm soát khí độc NH3 và NO2
Sử dụng mật đường trong nuôi tôm có khả năng kiểm soát NH3 và NO2 một cách hiệu quả. Có thể nhiều người nuôi chưa biết, tôm chỉ đồng hóa được từ 20 – 30% lượng thức ăn được đưa vào cơ thể, phần còn lại sẽ bị thả ra ngoài ao nuôi. Lúc này, nước ao nuôi sẽ tiếp nhận khoảng 50% tổng lượng thức ăn dư thừa và sẽ được chuyển hóa thành khí độc ao tôm NH3 và NO2.
Sự xuất hiện khí độc trong ao tôm sẽ làm ảnh hưởng không hề nhỏ đến quá trình phát triển của tôm nuôi, thậm chí tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập dẫn đến các bệnh cong thân, hội chứng gan tụy cấp, đỏ thân và hoại tử cơ,…
Trong trường hợp này, công dụng mật rỉ đường trong nuôi tôm được phát huy mạnh mẽ khi tạo ra lượng carbon và nitơ để tổng hợp các Protein với mục đích loại bỏ khí độc trong môi trường ao nuôi. Các kết quả thử nghiệm cũng cho thấy rằng, mật rỉ đường rất an toàn, hữu ích, giúp giảm chi phí với liều lượng 30 lít/ ha là thích hợp.
2. Kiểm soát độ pH
Trong nuôi tôm, độ pH đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp để sự sinh trưởng, tỉ lệ sống của tôm nuôi. Độ pH thích hợp dao động trong khoảng 7.8 – 8.5. Nếu độ pH biến động quá cao hoặc quá thấp sẽ có thể gây chết cho tôm.
Kiểm soát độ pH chính là một trong 3 tác dụng của mật rỉ đường trong nuôi tôm. pH cao thường do mật độ tảo quá dày khiến tảo tiêu thụ một lượng Carbon nên giảm giảm tính axit của nước khiến độ pH tăng cao. Việc sử dụng mật đường trong nuôi tôm sẽ giúp gia tăng mật độ vi khuẩn dị dưỡng cạnh tranh hiệu quả nguồn carbon với tảo. Chính vì thế, mật rỉ đường được sử dụng để ổn định độ pH trong ao tôm, vừa hiệu quả mà không ảnh hưởng đến tôm nuôi.
3. Nuôi vi sinh trong xử lý nước
Nuôi vi sinh cũng là một tác dụng của mật rỉ đường trong nuôi tôm được người nuôi chú trọng. Mật rỉ đường được ủ với men vi sinh trong khâu xử lý nước sử dụng. Tùy vào từng loại men vi sinh mà liều lượng ủ mật rỉ đường khác nhau. Việc sử dụng rỉ đường sẽ giúp ổn định chất lượng nước, hạn chế dịch bệnh một cách hiệu quả.
Tác dụng mật rỉ đường trong chăn nuôi gia súc
Rỉ đường khi kết hợp với các thức ăn khô, tinh bột sẽ tăng hàm lượng dinh dưỡng cho thức ăn, giúp vật nuôi ăn ngon miệng và giảm chi phí thức ăn.
Nhiều nơi nuôi bò sữa hiện nay đã áp dụng mật rỉ vào phần ăn hàng ngày của trâu, bò, dê mỗi ngày từ 1 đến 2kg rỉ đường.
Có thể trộn chung với thức ăn tinh, bắp ngô, mì, cám gạo, rơm. Ngoài ra có thể hòa tan với nước cho gia súc uống.
Xem cách ủ rỉ mật đường làm thức ăn chăn nuôi tại: ĐÂY
Tác dụng mật rỉ đường trong ủ phân vi sinh
Do việc lạn dụng qua mức phân bón hóa học trong nông nghiệp đã làm cho nguồn phì nhiêu dinh dưỡng của đất bị suy giảm. Trong khi hầu hết nông thôn nước ta có lượng phân chuồng, rơm rạ nhiều việc ủ phân vi sinh hữu cơ là lựa chọn hiệu quả cho cây trồng phát triển tốt và tăng năng xuất.
Lợi ích của ủ phân vi sinh bằng rỉ đường:
– Tận dụng được các phế phẩm trong chăn nuôi, trồng trọt để tạo ra phân bón giảm chi phí cho phân bón trong trồng trọt.
– Tiêu diệt được các mần bệnh có trong phân chuồng, làm giảm sự nảy mần hạt cỏ có trong phân.
– Làm tăng độ phì nhiêu cho đất, cải tạo đất tươi xốp.
– Rút ngắn thời gian ủ phân, tăng năng xuất và chất lượng cây trồng.
– Sử dụng mật rỉ đường an toàn và vệ sinh cho con người, hạn chế ô nhiễm môi trường.
Lượng phân chuồng hay phế phẩm bỏ trong nông nghiệp sẽ quyết định đên lượng rỉ đường trong qua trình ủ, trung bình khoảng 15kg rỉ đường pha loảng với nước và tạt lên 1000kg phân kết hợp với men vi sinh sau đó ủ.
Quý khách có nhu cầu sử dụng rỉ mật đường hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp
Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng
Địa chỉ: Số 39, Ngõ 189/61, Hoàng Hoa Thám, Ngọc Hà, Quận Ba Đình, TP Hà Nội
ĐT: (+84) 2422 118 008 – (+84)962 567 869
Website: https://vbio.vn/
Email: vbiovn1@gmail.com
TIN LIÊN QUAN
Chế phẩm EM gốc là gì? Cách sử dụng chế phẩm EM trong nuôi trồng thủy sản
Chế phẩm EM gốc là cái tên được nhắc đến khá nhiều trong thời gian qua, tuy nhiên không phải ai cũng biết đây là sản phẩm...
Kỹ thuật nuôi cua đồng trong bể xi măng cho một vụ mùa năng suất
Kỹ thuật nông nghiệp, trồng trọt và nuôi trồng thuỷ sản đang ngày càng được cải tiến và phát triển. Trong đó, kỹ thuật nuôi cua đồng...
Chế phẩm sinh học làm trong nước hồ cá hiệu quả
Cách sử dụng Chế phẩm sinh học làm trong nước hồ cá hiệu quả nhất Sau một thời gian nuôi, hồ cá có dấu hiệu đổi và...
QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHẾ PHẨM SINH HỌC DÙNG ĐỂ NUÔI TÔM SÚ
Quy trình sản xuất chế phẩm sinh học dùng trong nuôi tôm sú đã sử dụng 6 chủng vi sinh vật hữu ích thuộc chi Lactobacillus và...
Cách ủ phân cá bằng chế phẩm vi sinh EM
Ủ phân cá bằng Chế phẩm EM sẽ giúp nhà nông có được 1 loại phân bón hữu cơ siêu tốt cho quá trình sinh trưởng và...