Viện nghiên cứu sinh học ứng dụng

Tư vấn hỗ trợ: (+84) 962 567 869 - (+84) 886 550 986 - (+84) 357 368 689

Rỉ mật đường làm thức ăn gia súc

SỬ DỤNG RỈ MẬT ĐƯỜNG LÀM THỨC ĂN GIA SÚC

Rỉ mật đường là một phụ phẩm của ngành sản xuất đường, là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất đường mà từ đó đường không còn có thể kết tinh một cách kinh tế nữa bới các công nghệ thông thường. Nói chung, sản lượng rỉ mật bằng khoảng 1/3 sản lượng đường sản xuất. Cứ khoảng 100 tấn cây mía đem ép thì có 3-4 tấn rỉ mật được sản xuất.

mật rỉ

Những chỉ tiêu dinh dưỡng chính

rỉ mật đường

Khoáng chất

rỉ mật đường là gì

 

Sử dụng rỉ mật đường làm thức ăn gia súc và những công dụng

Rỉ mật trên thế giới được dùng chủ yếu (trên 50%) làm thức ăn cho gia súc. Rỉ mật còn được dụng như một chất bổ sung trong sản xuất thức ăn ủ xanh. Ngoài ra, rỉ mật cũng được dùng để lên men tạo ra các sản phẩm như cồn ethanol, nấm men, axit amin và axit xitric cũng như được dùng trong ngành sản xuất gạch ngói. Rỉ mật đã được dung làm thức ăn cho gia súc và gia cầm từ thế kỷ thứ 19. Vào thời đó, người ta dung rỉ mật như là một nguồn năng lượng và còn là như một chất hút bụi. Hạn chế bụi có tầm quan trọng lớn bởi vì gia súc rất dễ bị các bệnh về phổi do bụi gây ra, đồng thời bụi cũng là một vấn đề đối với người chăn nuôi. Bụi cũng làm tăng thức ăn thừa. Rỉ mật đường có thể loại trừ được toàn bộ bụi và 30% thì loại trừ được các tiểu phần mịn. Châu Âu và Mỹ là hai thị trường tiêu thụ rỉ mật chủ yếu của thế giới để làm thức ăn gia súc. Rỉ mật cung đã được sử dụng để nuôi gia súc (cả nhai lại và dạ dày đơn) ở nhiều nước nhiệt đới (Preston and Leng, 1986). Trước đây rỉ mật thường được dùng cho gia súc ăn ở mức tương đối thấp trong khẩu phần (thường dưới 20% khẩu phần). Tuy nhiên, gần đầy các nghiên cứu cho thấy rằng rỉ mật có thể dùng như một loại thức ăn thay thế cho ngũ cốc như là một giải phán cho việc thâm canh chăn nuôi ở vùng nhiệt đới. Rỉ mật có thể được cho gia súc ăn theo một số cách khác nhau như trộn rỉ mật với các thức ăn khác, tảng liếm rỉ mật, rỉ mật hoà loảng để cung cấp năng lượng trực tiếp hay 4 dung như là một chất mang cho các chất chứa N phi protein (NPN), vitamin, khoáng và cả thuốc thú y.

rỉ mật đường là gì

Những ưu điểm chính của việc dùng rỉ mật đường làm thức ăn gồm:

– Tăng mật độ năng lượng

– Tăng tính ngon miệng

– Giảm bụi bặm

– Tăng chuyển hoá nên giảm chi phí thức ăn

– Cải thiệt chất lượng (vật lý) của sản phẩm

– Bao bọc các thành phần thức ăn kém ngon miệng

– Giá rẻ Sử dụng rỉ mật nuôi gia súc nhai lại

Đối với gia súc nhai lại cần làm tăng nguồn cung cấp protein vi sinh vật từ dạ cỏ xuống ruột để sử dụng một cách hiệu quả protein và năng lượng của thức ăn. Nhằm đạt được năng suất sinh khối tối đa của vi sinh vật dạ cỏ thì việc cung cấp được đồng thời cả N và năng lượng từ thức ăn cho chúng là hết sức quan trọng. Khi ta ủ chua thức ăn xanh (để dự trữ) đường trong đó bị lên men làm tổn thất năng lượng nên khi cho gia súc ăn năng suất sẽ giảm hơn so với cỏ tươi. Đó là do nguồn cung cấp năng lượng cho vi sinh vật dạ cỏ bị hạn chế nên làm giảm quá trình sinh tổng hợp protein của chúng. Việc giải phóng không đồng thời năng lượng và các hợp chất chứa N trong dạ cỏ thường được coi là nguyên nhân làm giảm hiệu quả sinh tổng hợp protein của vi sinh vật khi cho ăn cỏ ủ chua bởi vì amoniac được giải phóng nhanh chóng từ các ngồn NPN trong đó. Chamberlain et al. (1993) kết luận rằng đường, đặc biệt là sucroza, có ưu điểm hơn tinh bột khi làm nguồn năng lượng cho vi sinh vật dạ cỏ cố định N trong dạ cỏ. Bổ sung rỉ mật hay sucroza vào thức ăn ủ chua làm giảm rõ rệt hàm lượng amôniac trong dạ cỏ so với bổ sung các nguồn gluxit khác. Hàm lượng amoniac cao trong dạ cỏ liên quan đến khả năng sinh sản kém ở bò sữa (Butler, 1998). Cỏ, đặc biệt là khi được bón phân đạm nhiều, có hàm lượng protein thô cao và hàm lượng các chất gluxit dễ hào tan tương đối thấp. Do thiếu các chất hữu cơ dễ lên men, phần lớn N của cỏ không được chuyển thành protein vi sinh vật mà nhanh chóng phân giải thành amoniac.

rỉ mật đường làm thức ăn gia súc

Bởi vậy, bổ sung một nguồn năng lượng dễ lên men như rỉ mật vào cỏ cho trâu bò ăn sẽ có lợi cho sinh tổng hợp vi sinh vật dạ cỏ. Tuy nhiên, cần phải phân biệt rõ ràng giữa việc sử dụng rỉ mật ở mức cao và mức thấp. Ở mức thấp, ảnh hưởng của gluxit dễ tan trong rỉ mật có xu hướng mang tính bổ  sung hơn là cạnh tranh và dường như có ít hoặc không có cản trở đối với quá trình lên men khẩu phần cơ sở ở trong dạ cỏ. Tuy nhiên, nếu tăng mức rỉ mật cho ăn quá cao trong khẩu phần thì sẽ có quá trình cạnh tranh cơ chất ngày càng tăng lên giữa các loại vi sinh vật dạ cỏ. Kết cục là hiệu quả lợi dụng khẩu phần cơ sở càng thấp dần xuống khi mức cho ăn rỉ mật càng tăng lên. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng trong rỉ mật có thể chiếm tới 20% VCK của khẩu bò thịt, 25-30% VCK của khẩu phần bò sữa và tới 40% VCK của khẩu phần cừu (khi có đủ nguồn bổ sung N/protein) mà không có ảnh hưởng xấu đến năng suất của bò (R&H Hall, 1999). Tuy nhiên, khi rỉ mật chiếm trên 50% VCK của khẩu phần thì tỷ lệ tiêu hoá của tất các loại thức ăn cho ăn cùng rỉ mật sẽ giảm xuống, thường tới mức chỉ bằng một nửa tỷ lệ tiêu hoá của chúng khi không cho ăn rỉ mật (Encarnación and Hughes-Jones, 1981).

Những ảnh hưởng này rõ ràng là không tốt khi trong khẩu phần có chứa các loại thức ăn nhiều xơ (vách tế bào). Tuy nhiên, nếu thức ăn đi kèm trong khẩu phần là thức ăn giàu đạm, tinh bột hay lipit-là những thức ăn được tiêu hoá bởi các enzym trong ruột nonthì ảnh hưởng tiêu cực lên quá trình lên men các loại thức ăn này trong dạ cỏ lại trở nên có lợi cho vật chủ. Sử dụng rỉ mật làm thức ăn bổ sung Một lượng nhỏ rỉ mật bổ sung vào khẩu phần cơ sở là thức ăn thô thường được xem là có tác dụng kích thích lên men dạ cỏ. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy các nguồn chất xơ (vách tế bào) dễ tiêu mới là những thức ăn bổ sung thích hợp nhất cho mục đích này, chứ không phải là gluxit hoà tan (Gutierrez and Elliott, 1984; Silva and Orskov, 1985). Một lượng nhỏ rỉ mật trong khẩu phần của gia súc nhai lại sẽ đóng một vai trò thích hợp nhất là làm chất mang cho các chất dinh dưỡng khác như urê hay các chất khoáng.

Chiến lược nuôi dưỡng trong mùa khô hạn dựa vào việc bổ sung rỉ mật lỏng có chứa 8-10% urê hiện tại được áp dụng trong sản xuất ở Australia (Nicol et al., 1984) và cũng đã được áp dụng thành công ở châu Phi (Preston and Leng, 1986). Việc phối hợp urê và các chất dinh dưỡng khác trong thành phần của các loại bánh đa dinh dưỡng trên nền rỉ mật là một công nghệ có nhiều hứa hẹn, đặc biệt cho nông dân chăn nuôi quy mô nhỏ nhằm bổ sung cho các loại phụ phẩm cây trồng sẵn có nhưng lại có tỷ lệ tiêu hoá thấp và thiếu các chất dinh dưỡng dễ lên men (Leng and Preston, 1984; Sansoucy et al., 1986)..

Bánh dinh dưỡng là một dạng chế phẩm bổ sung được ép thành bánh để bổ sung cho khẩu phần cơ sở là thức ăn thô chất lượng thấp. Bánh dinh dưỡng chủ yếu cung cấp các chất dinh dưỡng cần cho VSV dạ cỏ, tức là cung cấp N dễ phân giải, khoáng, vitamin, axit amin/peptit và năng lượng dễ lên men.

Không có một công thức tiêu chuẩn nào cho bánh dinh dưỡng. Một số công thức khác nhau đã được xây dựng để đáp ứng yêu cầu cho từng trường hợp cụ thể tuỳ theo mức độ có sẵn, giá cả và đặc điểm dinh dưỡng của nguyên liệu thô và phụ phẩm có sẵn ở địa phương. Tuy nhiên bánh dinh dưỡng thường được làm từ những nguyên liệu sau đây:

  • Rỉ mật: là một nguồn năng lượng dễ tiêu giúp cho việc sử dụng tốt urê và khoáng, đặc việt là các nguyên tố vi lượng. Không nên hoà loãng rỉ mật vì sự ổn định của nó là một yếu tố quan trọng để sản xuất thành công bánh dinh dưỡng. Rỉ mật không nên chiếm quá 40-50% vì quá nhiều rỉ mật sẽ làm giảm độ cứng của bánh và cần nhiều thời gian để làm khô.
  • Urê: là thành phần ”chiến lược” xét về quan điểm dinh dưỡng. Tỷ lệ của nó thường không quá 10% để tránh nguy cơ ngộ độc.
  • Khoáng: muối ăn không những cung cấp NaCl mà còn giúp cho việc kết dính và khống chế lượng thu nhận. Lượng muối thường dùng nằm trong khoảng 5-10%. Tại những vùng có độ ẩm cao thì muối ăn không nên quá 5%. Cacbonat canxi, di-canxi photphat và bột xương làm giàu bánh ding dưỡng về Ca và P. Nếu như những nguyên liệu này không có sẵn tại địa phương và/hay đắt quá thì có thể thay bằng vôi hay supephôtphát.
  • Các chất kết dính: o Xi măng: trộn 10% thường là vừa và không nên dùng quá 15%. Nếu giá xi măng đắt có thể giảm xuống 5% và thay vào đó là dùng đất sét. Với lượng sử dụng trong các giới hạn này xi măng không có ảnh hưởng gì xấu đến gia súc vì thực tế lượng thu nhận rất nhỏ. o Vôi sống: cần được nghiền thành bột trước khi dùng. Vôi tôi ở dạng bột dễ sử dụng hơn nhưng thường không cho kết quả tốt như vôi sống. Vôi sống nếu dùng như là chất kết dính duy nhất cho kết quả tương tự như xi măng khi dùng với tỷ lệ 10%, nhưng bánh thường có độ cứng kém hơn. Vôi có ưu điểm là bổ sung thêm Ca và làm giảm thời gian làm khô bánh. o Đất sét: dùng đất sét cho thấy cho kết quả tốt. Việc kết hợp dùng đất sét với xi măng hay vôi sống (5-10%) làm tăng đáng kể độ cứng và giảm thời gian làm khô so với khi chỉ dùng xi măng hoặc vôi. o Các chất xơ: mục đích sử dụng chất xơ ở đây là để hút ẩm làm cho bánh có cấu trúc tốt. Thông thường người ta dùng cám ngũ cốc vì ngoài việc hút ẩm cám còn cung cấp N, năng lượng và P ở dạng dễ hấp thu. Các nguyên liệu khác như bột rơm, bột bã mía, bột dây lạc, bột lá keo dậu có thể dùng để thay thế một phần hay toàn bộ cám.

Rỉ mật đường là một hỗn hợp bổ sung dinh dưỡng có tính chất xúc tác đối với VSV dạ cỏ có lợi cho các quá trình lên men và nhờ vậy mà làm tăng tỷ lệ tiêu hoá và lượng thu nhận khẩu phần cơ sở cũng như tăng lượng protein cung cấp cho vật chủ nhờ tăng sinh tổng hợp VSV dạ cỏ.

Là một nguồn bổ sung khoáng thường hiếm khi có sẵn đối với nông dân.

Dễ vận chuyển và sử dụng.

Hạn chế nguy cơ ngộ độc urê.

Có thể sản xuất thủ công và thương mại hoá trong thôn bản.

Giảm giá thành. Bánh dinh dưỡng cần đáp ứng được các yêu cầu sau đây:

Bảo đảm các giá trị dinh dưỡng.

Độ cứng thích hợp: không vỡ khi vận chuyển, gia súc dễ ăn để bảo đảm nhu cầu (chịu nén dưới áp lực 5-6 kg/cm2 ).

Độ ẩm cho phép bảo quản được lâu, không bị mốc.

Sử dụng rỉ mật làm nền của khẩu phần

Lúc đầu rỉ mật được dùng cho ăn ở nguyên dạng lỏng của nó nhằm giảm chi phí chế biến và tạo thuận lợi cho việc vận chuyển và bảo quản. Việc xây dựng thành công mô hình vỗ béo bò bằng khẩu phần giàu rỉ mật là một ví dụ cho việc áp dụng các nguyên tắc cơ bản của quá trình tiêu hoá và trao đổi chất của gia súc nhai lại đối với các thức ăn nghèo N giàu gluxit, cụ thể là:

– Tối ưu hoá quá trình lên men dạ cỏ bằng việc bổ sung N dễ lên men (urê) và một ít cỏ xanh chất lượng cao.

– Cân bằng các chất dinh dưỡng cho trao đổi chất bằng việc cung cấp các chất dinh dưỡng thoát qua (không bị phân giải ở dạ cỏ). Hệ thống ban đầu này dung các loại cỏ như cỏ Voi, cỏ Pangola và thường là ngọn mía làm nguồn thức ăn thô. Thức ăn thô dược dung hạn chế (0,8 kg VCK/100 kg thể trong bò) để cho bò ăn được nhiều rỉ mật. Mức urê sử dụng bằng 2,5% lượng rỉ mật để cos được tỷ lên giữa N và gluxit gần sát với nhu cầu lý thuyết của vi sinh vật dạ cỏ. Bổ sung lưu huỳnh là không cần thiết bởi vì sunphua dioxit được dùng dể tinh lọc nước mía và lượng sunphua tồn dư được tập trung trong rỉ mật. Khi lần đầu áp dụng rộng rãi hệ thống này mang tính thương mại thì bột cá được dung làm nguồn bổ sung protein thoát qua. Tác dụng của việc dung thức ăn này bổ sung vào khẩu khẩu phần dựa trên rỉ mật đối với năng suất của gia súc rất rõ rệt. Về sau các khẩu phần dựa trên nền rỉ mật được sử dụng theo hướng: – Sử dụng các loại thức ăn xanh giàu protein để cung cấp phần lớn hay thậm chí toàn bộ protein thoát qua cũng như các yếu tố cần thiết của thức ăn thô.

– Bổ sung phân gia cầm. Phân gia cầm có ảnh hưởng tới tỷ lệ axit béo bay hơi sinh ra trong dạ cỏ của khẩu phần dựa trên rỉ mật do làm tăng tỷ lệ axit propionic và giảm butyric (Fernandez and Hughes-Jones, 1981; Marrufo, 1984). Điều này một phần giải thích cho kết quả làm tăng tốc độ sinh trưởng và hiệu quả chuyển hoá thức ăn khi sử dung phân gia cầm bổ sung cho các khẩu phần dựa trên nền rỉ mật. Sử dụng rỉ mật nuôi gia súc dạ dày đơn Đối với cả lợn và gia cầm, tỷ lệ rỉ mật trong khẩu phần thường hạn chế do có nguy cơ phân lỏng hay ỉa chảy. Nguy cơ này được coi là do hàm lượng K và Na trong rỉ mật cao hơn là do hàm lượng đường cao (Harland, 1995). Rỉ mật làm giảm hàm lượng VCK của phân lợn do K, Mg và do các tạp chất (Diaz và Ly, 1991).

Sử dụng rỉ mật nuôi lợn

Rỉ mật đã được dùng để nuôi lợn ở nhiều nước khác nhau. Có nơi đã dùng tỷ lệ rỉ mật tới 60% trong khẩu phần lợn hậu bị và lợn nái, 25-30% trong khẩu phần lợn choai và lợn vỗ béo. Khi tăng tỷ lệ rỉ mật trong khẩu phần của lơn choai và lơn vỗ béo thì lượng thu nhận và tăng trọng tăng lên nhưng hiệu quả chuyển hoá thức ăn giảm xuống do tăng tốc độ chuyển dời cuat thức ăn trong đường tiêu hoá. Khác với lợn vỗ béo, lợn choai không dễ thích ứng với một tỷ lệ rỉ mật cao trong khẩu phần. Khi tỷ lệ rỉ mật vượt trên 25% nó thường có tác dụng nhuận tràng.

Lợn con có thể chịu được 15% và lơn nái chửa chịu được 37% rỉ mật trong khẩu phần. Trong nghiên cứu cho thấy rằng để đảm bảo an toàn tỷ lệ rỉ mật tối đa trong khẩu phần của lợn choai là 5% và lợn vỗ béo là 10-15% và lợn nái chửa là 35%.

Có hai phương pháp sử dụng rỉ mật có thể áp dụng cho lợn: Sử dụng rỉ mật như là một thành phần thức ăn truyền thống. Cho rỉ mật vào các khẩu phần ăn dựa trên ngũ cốc thông dụng là một kỹ thuật đã được xác lập nhưng ít có ý nghĩa kinh tế đối với các nước đang phát triển bởi vì hầu hết các hệ thống trộn trong các nhà máy thức ăn thông dụng chỉ chấp nhận được một tỷ lệ rỉ mật tương đối nhỏ (5-10% thức ăn). Sử dụng rỉ mật làm nền cho các khẩu phần mới Rỉ mật có thể dung cho lợn ăn ở dạng lỏng được hoà loãng một phần với nước. Thường thì nó được cho ăn kết hợp các thức ăn bổ sung protein như saccharomyces, nấm men và bột cá.

Mua rỉ mật đường ở đâu chất lượng?

Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng chuyên cung cấp mật rỉ đường nguyên chất, sản phẩm với mức giá tốt nhất trên thị trường.

Liên hệ ngay cho chúng tôi theo số điện thoại 0962 567 869 hoặc truy cập website vbio.vn để được báo giá mật rỉ đường và tư vấn kỹ hơn về cách sử dụng.

Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng
Địa chỉ: Số 39, Ngõ 189/61, Hoàng Hoa Thám, Ngọc Hà, Quận Ba Đình, TP Hà Nội
ĐT: (+84) 2422 118 008 – (+84)962 567 869
Website: vbio.vn

TIN LIÊN QUAN

Hiển thị
  • image
  • image
  • image
  • image
zalo
phone
Hỗ trợ trực tuyến
images Gọi điện
images Nhắn tin
images 0 Giỏ hàng
images Chat zalo
images Facebook