Dự án cải thiện sinh kế người dân – Hướng tới sinh kế bền vững, xóa đói giảm nghèo
Cải thiện sinh kế người dân, giúp bà con xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương của mình. Đó chính là giá trị cốt lõi Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng hướng tới. Hàng loạt các đề tài về nấm dược liệu và lan trồng dưới tán rừng, các sản phẩm nấm ăn, lan… đã và đang được các nhà Khoa học tại Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng nghiên cứu triển khai. Các mô hình phù hợp và bám sát thực tiễn. Góp phần làm thay đổi phương thức sản xuất, kinh tế của từng hộ và đình và diện mạo nông thôn miền núi.
Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng được thành lập với sứ mệnh “Vì cuộc sống – Vì môi trường”. Hướng tới nghiên cứu, sản xuất, ứng dụng và chuyển giao thành tựu khoa học công nghệ cho bà con nhân dân. Đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo, tạo ra giá trị tích cực cho cộng đồng, bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững.
Phòng nghiên cứu sinh của Viện nghiên cứu Sinh học Ứng dụng
Một trong những đề tài tiêu biểu đang được các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng thực hiện đó là giải pháp cải thiện sinh kế cho người dân. Cụ thể là hộ gia đình. Dựa trên nghiên cứu trường hợp cụ thể lại Lũng Vân, Tân Lạc, Hòa Bình và các tỉnh Tây Bắc.
Loay hoay trong cảnh “nghèo bền vững”
Trong một chuyến công tác đi khảo sát và nghiên cứu về các giống nấm dược liệu quý, chúng tôi có dịp tới thăm xã Lũng Vân, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình.
Đây là một xã miền núi cách trung tâm huyện 30km về hướng tây. Địa hình hiểm trở phức tạp. Ở đây tập trung 4 dân tộc cùng sinh sống, trong đó người Mông chiếm khoảng 90%.
Dân cư xã Lũng Vân được bố trí tại 12 xóm với tổng số 442 hộ và 2.102 nhân khẩu, gồm có 4 dân tộc cùng sinh sống, trong đó:
+ Dân tộc Kinh: 2 người, chiếm 0,10%;
+ Dân tộc Mường: 2.093 người, chiếm 99,57%;
+ Dân tộc Thái: 5 người, chiếm 0,24%;
+ Dân tộc Dao: 2 người, chiếm 0,10%.
Lũng Vân có tài nguyên rừng dồi dào với tổng diện tích 1569,39 ha, chiếm 80,48 % diện tích đất tự nhiên. Kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào tài nguyên rừng và làm nương rẫy. Chính vì vậy, diện tích khoanh nuôi tái sinh, rừng trồng chiếm đến 26,79 % tổng diện tích đất lâm nghiệp.
Song, chu kỳ thu hoạch gỗ trong rừng trồng rất lâu, ít cũng phải đến cả chục năm. Do đó mà nguồn thu nhập chưa ổn định, đa phần ở đây là hộ nghèo. Chư nói đến việc tàn phá tài nguyên rừng, mất cân bằng hệ sinh thái, tác động xấu đến môi trường sống.
Phụ thuộc vào rừng và nương rẫy nên đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn chồng chất khó khăn. Thêm nữa kinh tế nông – lâm nghiệp của nông hộ dựa trên sự tự phát, manh mún, nhỏ lẻ, không có kế hoạch triển khai. Bởi thế mà bao năm, người dân vẫn cứ mãi loay hoay trong cái nghèo, cái khó. Kinh tế bấp bênh.
Trăn trở tìm ra hướng giải quyết cái “nghèo” cho bà con
Với vai trò là một Viện Nghiên cứu, những chuyến công tác quý báu này chính là “cơ hội vàng” để các nhà Khoa học, Ban lãnh đạo VBio tiếp xúc, thấu hiểu, lắng nghe những ý kiến, mong muốn của bà con. Thực tế, ai cũng có mong muốn cải thiện chất lượng cuộc sống, vươn lên làm giàu. Nhưng bằng cách nào thì lại chưa biết.
Chuyến công tác làm ban lãnh đạo không khỏi trăn trở. Làm sao để đưa ra những mô hình phù hợp nhất với người dân, giảm tác động lên rừng tự nhiên. Hoặc ít nhất là “cộng sinh” với rừng để tạo sinh kế mới, cải thiện kinh tế hộ gia đình. Và đến đây, VBio bắt đầu mường tượng được vai trò của mình ở trong đó.
Đội ngũ các nhà khoa học giàu kinh nghiệm có trách nhiệm chủ động tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo ra sản phẩm phù hợp. Ưu tiên đẩy mạnh xây dựng mô hình liên kết với các trang trại đã thành công.
Điều này không chỉ để tiếp thu kinh nghiệm thực tế. Hướng tới chuyển giao thành tựu KHCN. Mà trong tương lai còn trở thành trung gian kết nối giữa KHCN hiện đại, tiến bộ và thực tế sản xuất đến với bà con nông dân. Mong muốn có thể đưa những hoạt động nghiên cứu mới nhất ứng dụng vào thực tế sản xuất giúp bà con thoát nghèo, làm giàu.
Phòng nghiên cứu sinh của Viện nghiên cứu Sinh học Ứng dụng
Dự án đề tài cải thiện sinh kế cho người dân bắt đầu được manh nha và đi vào thực hiện.
Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng với nền tảng nghiên cứu vững chắc
Viện Nghiên cứu Sinh học ứng dụng được trang bị nền tảng vững chắc cả về kiến thức, con người và cơ sở vật chất.
Chủ nhiệm đề tài là Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Hoài Giang. Ngoài ra còn có Nhà Khoa học trẻ Phạm Thị Thủy – có nhiều năm nghiên cứu chuyên sâu về công nghệ sinh học ứng dụng trong đời sống sản xuất; Nhà sáng chế – vua máy nông nghiệp Nguyễn Hải Châu; Vua nấm đất võ ông Đỗ Đình Hòa với 20 năm kinh nghiệm trồng nấm. Cùng nhiều nghiên cứu sinh của Viện.
Cơ sở vật chất của Viện được trang bị hiện đại với hệ thống phòng thực nghiệm vi sinh đạt chuẩn phòng sạch. Đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, nuôi trồng thử nghiệm, chọn lọc, lưu giữ nhiều giống nấm ăn, nấm dược liệu, giống cây trồng quý. Sau khi hoàn thiện, các mô hình trong phòng thí nghiệm sẽ được đưa ra ứng dụng thực tế. Tạo hướng phát triển kinh tế mới cho hộ gia đình.
Ngoài ra còn có các thiết bị hỗ trợ đắc lực khác như: Tủ cấy vi sinh cấp 2; Kính hiển vi 3 mắt phóng to lên gấp 1000 lần; Máy sấy thăng hoa; Tủ lạnh âm sâu lưu giữ và bảo quản giống gốc, tránh thoái hóa sau nhiều mùa vụ.
Hình ảnh máy sấy thăng hoa
Các hoạt động của đề tài cải thiện sinh kế cho người dân, hộ gia đình
Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài, các khía cạnh nghiên cứu hoạt động chủ yếu bao gồm:
- Tìm hiểu, thu thập và thực hiện đề tài nghiên cứu về các giống nấm, lan dược liệu. Mô hình lan trồng dưới tán rừng.
Các loại nấm dược liệu quý như: nấm linh chi, nấm hương, nấm đông trùng hạ thảo.
Giống lan dược hiệu được nhắc đến nhiều nhất chính là lan kim tuyến và lan thạch hộc tía.
- Nghiên cứu đẩy mạnh khai thác lâm sản ngoài gỗ – tài nguyên rừng
Đây là nghiên cứu có tính chiến lược nhằm thay đổi nhận thức của người dân cũng như thói quen canh tác. Tập trung khai thác các lâm sản ngoài gỗ, tạo sinh kế cho người dân. Đồng thời góp phần vào phát triển tài nguyên rừng bền vững.
Viện Nghiên cứu có chức năng thu thập, phân lập, chọn lọc các giống cây chất lượng nhất để phát triển thành quy mô rộng lớn. Mang đến cho bà con nguồn lâm sản ngoài gỗ dồi dào. Định hướng khai thác phù hợp.
Việc khai thác lâm sản ngoài gỗ ít ảnh hưởng tới môi trường rừng cũng như công tác bảo tồn thiên nhiên hơn so với việc khai thác gỗ của bà con hiện nay. Hầu hết các loại lâm sản ngoài gỗ có chu kỳ khai thác ngắn và có giá trị. Chúng lại thường được vận chuyển dễ dàng hơn gỗ nên dễ được người dân chấp nhận khi ứng dụng vào thực tế.
Một số loại lâm sản ngoài gỗ có tiềm năng chế biến thành sản phẩm hàng hóa cho thu nhập ổn định như:
- Các nhóm cây thực phẩm: chuối, dong riềng, đặc biệt là nấm ăn
- Các nhóm cây dược liệu: nấm linh chi, sâm, thảo quả, nấm dược liệu, xạ đen…
Khai thác lâm sản ngoài gỗ không chỉ phục vụ đời sống hàng ngày mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao. Giảm phụ thuộc vào các rủi ro trong canh tác nông nghiệp do thời tiết, khí hậu.
- Đào tạo, tập huấn cho người dân phương thức nuôi trồng, canh tác hiệu quả
Bên cạnh viện khai thác theo kế hoạch và quy mô, việc ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ trong nghiên cứu còn thúc đẩy cả về chất lượng sản phẩm và giá trị kinh tế. Khai thác đi liên với bảo tồn đa dạng sinh học.
Do đó, các nhà khoa học không chỉ nghiên cứu và chuyển giao thành tựu khoa học công nghệ. Mà còn trực tiếp đào tạo, tập huấn, hướng dẫn người dân xây dựng các mô hình nuôi trồng phù hợp. Cho hiệu quả kinh tế cao. Gắn liền với bảo tồn.
- Trực tiếp thu mua và phân phối các sản phẩm từ mô hình nuôi trồng
Các sản phẩm nấm ăn, nấm dược liệu, lan, nhóm cây trồng ngoài gỗ nuôi trồng theo mô hình chuyển giao của VBio sẽ được Viện trực tiếp thu mua và phân phối đến đại lý, chi nhánh, nhà hàng… Giúp bà con mở rộng đầu ra trên thị trường. Tạo công ăn việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Đưa thành tựu KHCN cải thiện sinh kế cho người dân – Hướng tới sinh kế bền vững, xóa đói giảm nghèo
Đề tài nghiên cứu cải thiện sinh kế cho đồng bào miền núi không chỉ cải thiện chất lượng cuộc sống con người mà còn góp phần bảo vệ môi trường.
Nghiên cứu giống cây và các mô hình trồng trọt mới phù hợp với điều kiện thực tế của bà con vùng cao. Tạo công ăn việc làm ổn định, đem lại thu nhập cao. Giảm khai thác gỗ rừng tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học. Có thể thấy rằng, giá trị nhân văn được đặt vào từng sản phẩm. Đóng góp tích cực cho các hoạt động của xã hội.
Song chỉ tạo ra và cải thiện sinh kế thôi chưa đủ. Sinh kế cần được phát triển bền vững. Nghĩa là đủ sức để đương đầu và phục hồi trước những khó khăn, cú sốc từ bên ngoài. Hoặc có thể tiếp tục cung cấp cơ hội sinh kế bền vững cho nhiều thế hệ tiếp nối về sau.
Bởi vậy đề tài cải thiện sinh kế người dân của VBio không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu, đưa ra những sản phẩm, mô hình làm giàu hiệu quả cho người dân. Mà quan trọng hơn cả là liên tục cập nhật, đổi mới. Hoạch định hướng đi phù hợp dựa trên kết quả thực tế và những khó khăn mà người dân gặp khi thực hiện. Hướng đến cải thiện sinh kế bền vững cho người lao động, các hộ gia đình.
Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng
Địa chỉ: Số 39, Ngõ 189/61, Hoàng Hoa Thám, Ngọc Hà, Quận Ba Đình, TP Hà Nội
ĐT: (+84) 2422 118 008 – (+84)962 567 869
Website: https://vbio.vn/
Email: vbiovn1@gmail.com
TIN LIÊN QUAN
Hành trình nhân đạo của VBio tặng quà cho trường THPT Đông Đô
Để tiếp nối hành trình nhân đạo “Chung tay đẩy lùi dịch bệnh COVID 19“, Ngày 12/03/2020 vừa qua, Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng đã...
Hành trình chung tay đẩy lùi dịch bệnh COVID-19
Ngày 18/03/2020 vừa qua, tiếp nối cho chiến dịch “Chung tay đẩy lùi dịch bệnh“, Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng đã tiếp tục gửi một...
“NẤM CHO EM” – CHƯƠNG TRÌNH MANG NHIỀU Ý NGHĨA NHÂN VĂN CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU SINH HỌC ỨNG DỤNG
“NẤM CHO EM” – CHƯƠNG TRÌNH MANG NHIỀU Ý NGHĨA NHÂN VĂN CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU SINH HỌC ỨNG DỤNG Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng...