Hiện nay, chứng nhận hữu cơ là tiêu chí đang được người tiêu dùng ngày càng quan tâm, tìm hiểu nhiều hơn khi lựa chọn các loại thực phẩm chất lượng cao và an toàn sức khỏe cho cả gia đình. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi để được cấp chứng nhận này, các loại thực phẩm phải trải qua quy trình sản xuất vô cùng khắt khe, nghiêm ngặt theo bộ tiêu chuẩn nhất định, đồng thời phải được thanh tra và đánh giá bởi các tổ chức chứng nhận hữu cơ tại Việt Nam. Trong bài viết dưới đây, bà con hãy cùng tìm hiểu một số tổ chức có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận để đăng ký cho sản phẩm của mình nhé!
1. Chứng nhận hữu cơ là gì?
Không chỉ là xu hướng đang rất được ưa chuộng tại nhiều quốc gia trên thế giới, chứng nhận hữu cơ đang dần trở nên quen thuộc và gần gũi với người tiêu dùng Việt, khi ngày càng nhiều chị em nội trợ tìm hiểu và chọn mua các sản phẩm, thực phẩm đạt tiêu chuẩn. Nếu được dán các loại logo chứng nhận hữu cơ, điều này sẽ cho biết chúng được sản xuất, chế biến và xử lý bằng các biện pháp an toàn, thân thiện với môi trường và phải đáp ứng các tiêu chí quan trọng hàng đầu như:
- Không sử dụng các loại giống cây trồng hay vật nuôi đã biến đổi gen.
- Tuyệt đối không được dùng các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, chất kích thích tăng trưởng…
- Đảm bảo những yêu cầu nhất định về mặt đa dạng sinh học.
Tất nhiên, chỉ những cơ quan, tổ chức có thẩm quyền mới được cấp giấy chứng nhận và cho phép doanh nghiệp sử dụng logo chứng nhận hữu cơ. Họ sẽ có nhiệm vụ kiểm định, giám sát một cách nghiêm ngặt các nông trại, doanh nghiệp sản xuất, đơn vị phân phối… để đảm bảo các sản phẩm, thực phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng sẽ có độ an toàn, độ sạch… đạt yêu cầu theo bộ tiêu chuẩn có sẵn.
2. Các tổ chức cấp chứng nhận hữu cơ tại Việt Nam
Tại Việt Nam, bên cạnh Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố là nơi cấp giấy chứng nhận hữu cơ Việt Nam cho sản phẩm, thực phẩm chỉ bán ở thị trường trong nước, hiện có một số tổ chức đã đứng ra xây dựng các bộ tiêu chuẩn cũng như quy trình cấp giấy chứng nhận, mỗi tổ chức sẽ có logo riêng và nếu sản phẩm của bà con được phê duyệt thì sẽ được gắn logo của họ lên bao bì.
2.1. Tổ chức Control Union
Control Union là một trong các tổ chức chứng nhận hữu cơ tại Việt Nam được nhiều bà con tin tưởng, lựa chọn tại Việt Nam. Tổ chức này cung cấp cho các đơn vị, tổ chức dịch vụ trọn gói toàn cầu về các chương trình chứng nhận trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, thức ăn chăn nuôi, dệt may và thậm chí là năng lượng sinh học.
Hiện Control Union đang cấp chứng nhận cho các tiêu chuẩn thông dụng hàng đầu thế giới hiện nay, có thể kể đến như USDA, EU, JAS, FGP, Cosmos…
2.2. Tổ chức NHO QScert
Có mặt tại hơn 30 quốc gia với 60 chi nhánh và văn phòng đại diện cùng trung tâm kiểm nghiệm, NHO QScert là tập đoàn chứng nhận có tầm cỡ toàn cầu và có thẩm quyền cấp các chứng nhận hữu cơ như HACCP, GMP, COR, EU Organic, NOP, JAS…
Tại Việt Nam, chi nhánh của NHO QScert là Công ty TNHH Công nghệ NHONHO được chỉ định kiểm nghiệm thực phẩm, nhằm phục vụ cho việc quản lý nhà nước theo quyết định số 192/QĐ-QLCL với danh mục gồm 36 chỉ tiêu. Trong đó, 21 chỉ tiêu hóa học được áp dụng đối với nhóm sản phẩm nông, lâm, thủy sản và 15 chỉ tiêu sinh học đối với các thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2.3. Tổ chức BioAgriCert
BioAgriCert là một trong những tổ chức chứng nhận hữu cơ tại Việt Nam, mặc dù chưa có văn phòng đại diện tại Việt Nam. Hiện BioAgriCert cấp các chứng nhận bao gồm:
- Chứng nhận sản phẩm hữu cơ: EU, JAS, NOP, BIOSUISSE, AB, NATURLAND.
- Chứng nhận chất lượng sản phẩm: GLOBALG.AP, BRC, DEMETER, Non-GMO, Gluten Free, Vegan, Vegetarian, Bioagricert-Eat.
- Các chứng nhận phi thực phẩm & bền vững: ProTerra, mỹ phẩm hữu cơ và tự nhiên, dệt may, năng lượng sinh thái.
Cũng theo thông tin được đăng tải trên website của mình, BioAgriCert được thành lập vào năm 1984 bởi một nhóm chuyên gia và kỹ thuật viên, hoạt động với tư cách là một cơ quan chứng nhận và kiểm soát độc lập với trụ sở chính đặt tại Casalecchio di Reno, Bologna, Italia. Đến năm 1985, tổ chức này đã trở thành đối tác của Liên đoàn Quốc tế về Phong trào nông nghiệp hữu cơ – IFOAM, đồng thời có những đóng góp hết sức tích cực vào việc phát triển các quy định và tiêu chuẩn hữu cơ.
Để được hướng dẫn và hỗ trợ về việc cấp chứng nhận hữu cơ, bà con cũng có thể liên hệ với văn phòng đại diện tại nước ngoài của BioAgriCert tại Thái Lan, tọa lạc tại số 41 Tòa nhà Lertpanya, Phòng 1407, Tầng 14, Khet Rajthevee, Bangkok hoặc qua email bioagricert.certification@gmail.com.
2.4. Tổ chức EcoCert
Ecocert là một tổ chức cấp chứng nhận hữu cơ được thành lập tại Pháp vào năm 1991. Tuy có trụ sở đặt tại Châu Âu nhưng có thể tiến hành kiểm tra và chứng nhận tại hơn 80 quốc gia, trong đó có Việt Nam dù chưa thiết lập văn phòng đại diện, khiến Ecocert trở thành một trong những tổ chức có quy mô và tầm cỡ hàng đầu thế giới trong lĩnh vực này.
Ecocert chủ yếu chứng nhận thực phẩm và các sản phẩm thực phẩm, nhưng cũng chứng nhận mỹ phẩm, chất tẩy rửa, nước hoa và hàng dệt may. Công ty kiểm tra khoảng 70% ngành công nghiệp thực phẩm hữu cơ ở Pháp và khoảng 30% trên toàn thế giới. Bà con có thể liên hệ với tổ chức này để được cấp các chứng nhận như Global GAP, ISP 14001, ISO 9001, nông nghiệp hữu cơ…
2.5. Tổ chức Onecert International
OneCert, Inc. được thành lập vào năm 2003 bởi Sam Welsch như một cơ quan kiểm tra và cấp chứng nhận nông nghiệp hữu cơ toàn cầu. Hiện tại, tổ chức này đang thực hiện cấp chứng nhận của USDA – Mỹ, EU EC834/2007 – Châu Âu, JAS – Nhật Bản. Tuy chưa có văn phòng đại diện tại Việt Nam nhưng đây là một trong những tổ chức chứng nhận hữu cơ tại Việt Nam, bà con quan tâm có thể liên hệ để được hướng dẫn và hỗ trợ thực hiện quy trình cấp chứng nhận hữu cơ.
3. Bí quyết để được cấp chứng nhận hữu cơ tại Việt Nam
Để đạt được chứng nhận hữu cơ tại Việt Nam, bà con cần hiểu rõ về các tiêu chí để áp dụng vào mô hình trồng trọt, chăn nuôi từ khâu chọn giống, làm đất, xử lý sâu bệnh, dịch bệnh… để tạo ra các sản phẩm, thực phẩm có thể đáp ứng một cách tốt nhất các tiêu chuẩn đã được đề ra.
3.1. Chọn giống
Một trong những yêu cầu tối thiểu để có thể được cấp chứng nhận hữu cơ là bà con phải chọn giống đúng quy định. Cụ thể, giống cây trồng hay giống vật nuôi phải là giống hữu cơ thuần chủng, tuyệt đối không phải là loại biến đổi gen. Đây là những yêu cầu của hầu hết các tổ chức, nhằm đảm bảo sản phẩm, thực phẩm khi cung ứng đến tay người tiêu dùng có độ an toàn tối đa.
3.2. Đáp ứng các tiêu chí về đất và nguồn nước
Trong lĩnh vực nông nghiệp, đất và nguồn nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng bởi đây là những yếu tố sẽ quyết định đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật nuôi. Thông thường, các tổ chức cấp chứng nhận hữu cơ sẽ yêu cầu các tiêu chí cơ bản về đất như:
- Phải xa khu vực dân cư, nhà máy, xí nghiệp.
- Không tồn dư các loại hóa chất như phân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu hay kim loại nặng trong vòng 3 năm trở lại.
- Có đầy đủ nguồn dinh dưỡng để cung cấp cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng mà không cần sử dụng các loại phân bón hóa học.
Đối với nguồn nước, các nông trại, cơ sở chăn nuôi… phải đảm bảo sử dụng nguồn nước sạch và không có tình trạng ô nhiễm, không tồn dư kim loại nặng và cần được kiểm nghiệm định kỳ, đồng thời phải thông qua xử lý trước khi dùng để tưới tiêu cho cây trồng cũng như thức uống cho vật nuôi.
3.3. Xử lý sâu bệnh, dịch bệnh
Đây là vấn đề rất thường gặp và gần như không thể tránh khỏi trong lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt. Tuy vậy, quy định của các tổ chức chứng nhận sản phẩm hữu cơ là không được phép sử dụng thuốc hóa học, mà phải thông qua các biện pháp an toàn và thân thiện với môi trường như kiểm soát vật lý, cơ học, sinh học. Đặc biệt, bà con có thể sử dụng các chế phẩm sinh học để trị sâu bệnh, vi sinh vật gây hại.
Chẳng hạn, để bảo vệ cây trồng trước sự tấn công của các loại nấm gây bệnh, bà con nên sử dụng chế phẩm sinh học Nấm đối kháng Trichoderma Vbio được Viện Nghiên cứu sinh học ứng dụng sản xuất. Đây là một loại chế phẩm có chứa vi nấm Trichoderma với tác dụng tấn công, ký sinh và ức chế các loại nấm gây hại cho cây trồng. Với giải pháp này, bà con sẽ không cần phải dùng đến các sản phẩm hóa học bị cấm trên cây trồng nữa. Thêm vào đó, chế phẩm sinh học còn giúp thúc đẩy quá trình phân hủy chất hữu cơ và giúp đất trở nên tơi xốp, phì nhiêu hơn.
Trong khi đó với dịch bệnh ở vật nuôi, quy định nghiêm ngặt của các tổ chức chứng nhận hữu cơ cũng không cho phép người nông dân sử dụng thuốc kháng sinh, mà phải cách ly, tiêu hủy để không làm lây lan mầm bệnh. Điều này cũng có nghĩa, “phòng bệnh hơn chữa bệnh” là tiêu chí hàng đầu cần tuân thủ bởi một khi đã xảy ra dịch bệnh, bà con sẽ phải tiêu hủy vật nuôi của mình.
Để hạn chế sự xuất hiện của dịch bệnh, bà con có thể sử dụng chế phẩm EM1 cũng do Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng sản xuất. Đây là loại EM gốc dùng để pha chế ra các loại EM thứ cấp nhằm bổ sung vào thức ăn, nước uống của vật nuôi, phun vào chuồng trại để khử mùi, cho vào nước thải để xử lý sinh học và từ đó ngăn chặn sự phát triển của mầm bệnh một cách an toàn, hiệu quả và thân thiện với môi trường. Ngoài những công dụng trên, bà con cũng có thể dùng EM để làm đệm lót sinh học nhằm phân hủy phân, nước tiểu, khử mùi hôi, khí độc ở khu vực chuồng trại để hạn chế dịch bệnh.
Hy vọng rằng với bài viết trên đây, bà con đã có thêm những thông tin hữu ích về các tổ chức chứng nhận hữu cơ tại Việt Nam, cùng với đó là một số bí quyết giúp quá trình cấp chứng nhận đạt tỉ lệ thành công cao hơn. Trong quá trình canh tác và chăn nuôi, nếu bà con có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến các tiêu chí hữu cơ thì đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ một cách tận tình và chuyên nghiệp nhất nhé!
TIN LIÊN QUAN
Các đơn vị sản xuất nấm quy mô từ nhỏ đến quy mô trang trại
Hướng dẫn, chuyển giao công nghệ nuôi trồng nấm trên quy mô trang trại, quy mô vừa và nhỏ Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng là...
Hiểu rõ tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam để làm giàu với nghề trồng trọt
Với các nông hộ cũng như những doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm, nắm và hiểu rõ các tiêu chuẩn hữu...
Cỏ dại là gì? Tác dụng của cây cỏ dại đối với cây trồng
Trong quá trình canh tác và trồng trọt, cỏ dại luôn bị xem là “cái gai” trong mắt đối với bà con và thường bị xem là...
Chứng nhận hữu cơ pgs là gì? Cách đạt chứng nhận hữu cơ pgs
Từ lâu chứng nhận hữu cơ pgs được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Mặc dù những nguyên tắc...
Tiêu chuẩn hữu cơ USDA và những điều bạn cần biết
Ngày nay, các chị em nội trợ thường có xu hướng tìm kiếm và lựa chọn các loại thực phẩm chất lượng, giàu dinh dưỡng và tất...