Viện nghiên cứu sinh học ứng dụng

Tư vấn hỗ trợ: (+84) 962 567 869 - (+84) 886 550 986 - (+84) 357 368 689

Bệnh nấm phổi – căn bệnh nguy hiểm mắc nhiều nhưng ít biết đến

Bệnh nấm phổi là loại bệnh hay gặp ở xứ nhiệt đới nóng, ẩm và mưa nhiều như Việt Nam. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến bệnh này, ngay cả nhiều bác sĩ đa khoa và bác sĩ gia đình cũng không biết bệnh này.

1. Bệnh nấm phổi là gì?

Nấm phổi là tình trạng nhiễm khuẩn do nấm gây ra tổn thương tại phổi. Có thể gây hại cho cơ thể và có nguy cơ lan tràn tới các cơ quan khác trong cơ thể.

Bệnh thường gây ra do các vi nấm đây là hậu quả của tình trạng suy giảm miễn dịch tự nhiên hay mắc phải như nhiễm HIV, sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch như hóa chất điều trị ung thư, sử dụng corticoid kéo dài, thuốc chống thải ghép, sử dụng kháng sinh dài ngày… hoặc có khi nấm phát triển trên nền của một tổn thương phổi có trước như hang lao, giãn phế quản…

Tuy nhiên, bệnh này lại không hề được nhiều người biết tới. Theo báo cáo, bệnh nấm phổi đang ngày càng gia tăng do việc lạm dụng các loại thuốc hóa trị liệu và ức chế miễn dịch trong điều trị bệnh ung thư và ghép cơ quan. Có tới 20% số bệnh nhân bị ung thư máu cấp đang điều trị bằng hóa chất bị bệnh nấm phổi. Bệnh chỉ chiếm 0,02% trong các bệnh về phổi, tuy nhiên khi người bệnh nhiễm nấm phổi mà không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ có tỷ lệ tử vong lên đến 50-70%.

2. Các nguyên nhân gây ra nấm phổi

Nguyên nhân gây bệnh là do nấm, có 3 loại nấm gây bệnh ở phổi thường gặp nhất gồm:

  • Nấm candida: Là loại nấm men gây bệnh cơ hội, có thể gây bệnh ở nhiều cơ quan khác nhau như đường hô hấp, đường tiêu hoá, sinh dục.
  • Nấm Aspergillus: Đây là loại nấm hay gặp gây ra bệnh nhất. Trong đó hay gặp nhất là các loại như A. fumigatus, A. flavus, A. niger…
  • Nấm Cryptococcus: Gây bệnh tại phổi do hít phải bào tử nấm, loại nấm Cryptococcus có ái lực với tế bào thần kinh, nên khi gây bệnh không được điều trị sớm gây nguy hiểm cho cơ thể.

Nấm phổi không phải là bệnh lây truyền, người bình thường nhiễm nấm là do hít phải những bào tử nấm có trong không khí.

3.Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh nấm phổi

Bệnh nấm phổi hiếm gặp ở những người có sức đề kháng tốt. Nhưng lại dễ bắt gặp ở những người có sức khỏe kém, bị rối loạn hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa, những người già yếu và mắc các bệnh mãn tính hoặc các bệnh về máu.

Bệnh nấm phổi

Một số đối tượng có nguy cơ bị mắc bệnh là:

  • Người bệnh sử dụng corticoid trong thời gian dài hoặc sử dụng thuốc chống ung thư, thuốc giảm miễn dịch để điều trị bệnh.
  • Người bệnh đã hoặc đang bị lao phổi tạo hang.
  • Những người mắc các hội chứng suy giảm hệ miễn dịch (nhiễm HIV/ AIDS).
  • Người từng được ghép tạng.
  • Người bệnh mắc bệnh lympho hoặc bệnh bạch cầu cấp tính .
  • Người bệnh có tình trạng giảm bạch cầu kéo dài.
  • Người mắc bệnh Hodgkin ( nấm Cryptococcus neoformans).
  • Người bệnh bẩm sinh đã bị suy giảm miễn dịch .

4. Dấu hiệu nhận biết bệnh nấm phổi

Dấu hiệu nhận biết tình trạng nấm phổi tương đối giống với một số bệnh phổi do các vi sinh vật khác gây ra, nên đôi khi phát hiện bệnh gặp khó khăn. Một số dấu hiệu điển hình của bệnh gồm:

  • Sốt kéo dài không tìm được nguyên nhân gây bệnh.
  • Sụt cân, người mệt mỏi kéo dài.
  • Ho khan hoặc ho có đờm, ho ra máu là dấu hiệu thường gặp nhất là căn nguyên do Aspergillus gây ra. Có thể ho ra máu tái phát nhiều lần hay ho ra máu nặng.

Dấu hiệu nhận biết bệnh nấm phổi

  • Đau ngực, xuất hiện đau sau xương ức, khó thởvà thở rít có thể xuất hiện.
  • Có thể xuất hiện khàn tiếng.
  • Trường hợp nguyên nhân do nấm candida tại niêm mạc hầu họng có thể thấy một lớp màu trắng phủ lên toàn bộ mặt lưỡi, người bệnh khó nuốt và có thể có các ổ loét kèm theo giả mạc trắng trên niêm mạc miệng.
  • Với căn nguyên do nấm Cryptococcus có ái lực cao với tế bào thần kinh, người bệnh có thể xuất hiện các rối loạn ở thần kinh trung ương như kích thích, đau đầu, rối loạn ý thức, co giật, liệt dây thần kinh sọ não, liệt vận động hay thậm chí có thể hôn mê.
  • Có các dấu hiệu của viêm phổi nhưng điều trị bằng kháng sinh kéo dài không cải thiện tình trạng bệnh, thậm chí diễn biến nặng thêm.
  • Các dấu hiệu khi khám phổi nghe thấy ran phổi, có thể thấy ran rít, ran ngáy. Nhưng các dấu hiệu khám trên lâm sàng thường ít, không rõ chẩn đoán.

Bệnh nấm phổi nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm do các bào tử nấm lan sang các bộ phận khác và gây bệnh. Một số biến chứng có thể xuất hiện như: tổn thương da, móng, viêm cơ, nấm não (áp xe não, viêm màng não). Đặc biệt, nếu càng để lâu thì nguy cơ người bệnh nhiễm nấm huyết sẽ càng cao. Người bệnh bị nấm phổi kéo dài sẽ có nguy cơ cao gặp các tình trạng suy giảm chức năng cơ thể nặng nề như người bệnh cảm thấy sức khỏe giảm sút nghiêm trọng, suy hô hấp nặng kèm ho ra máu không kiểm soát đe dọa đến tính mạng người bệnh.

5. Bệnh nấm phổi có nguy hiểm không?

Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh rất nhỏ và hiếm gặp ở người khỏe mạnh. Tuy nhiên khi mắc bệnh nấm phổi rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn tới nguy cơ tử vong cao. Những lý do khiến cho bệnh này trở lên nguy hiểm gồm:

  • Trường hợp nếu kéo dài không được điều trị, nguy cơ các bào t‌ử nấm sẽ lan tràn và gây bệnh cơ quan khác bao gồm nấm não và màng não, tổn thương trên da, viêm cơ, viêm nội nhãn… thậm chí nguy cơ là nhiễm nấm huyết, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm trên các cơ quan, thậm chí tử vong.
  • Theo nghiên cứu thì nguy cơ tử vong ở những người mắc bệnh nấm phổi lên đến 50-70%, tỷ lệ rất cao và người bệnh thường chết do suy kiệt cơ thể, ho ra máu ồ ạt kéo dài…

6.Chẩn đoán bệnh nấm phổi

6.1.Bệnh nấm phổi do nấm Aspergillus

6.1.1.Thể nhiễm nấm Aspergillus phế quản phổi dị ứng (ABPA)

Chẩn đoán lâm sàng:
  • Các bệnh nhân thường có các cơn hen tái phát và có tiền sử hen suyễn. Những bệnh nhân này mắc bệnh hen thường phải phụ thuộc rất nhiều vào Corticoid và có tình trạng bệnh nặng, kéo dài.
  • Bệnh nhân đau đầu, mệt mỏi, chán ăn và có những cơn sốt.
  • Bệnh nhân có thể ho ra máu, hoặc ho kéo dài và liên tục kèm theo đờm đục màu xanh hoặc nâu.
  • Khi khám phổi lúc bệnh nhân trong cơ hen có thể thấy có ran rít, ran ngáy.
  • Dấu hiệu của tắc nghẽn đường thở ở bệnh nhân: thở khò khè và ngắt từng cơn, thì thở ra kéo dài, hô hấp khó khăn và rất khó phân biệt được với cơn hen.

Chẩn đoán bệnh nấm phổi

Cận lâm sàng:
  • Chụp X-quang hoặc CT phổi độ phân giải cao có thể thấy hình ảnh giãn phế quản ở những phế quản lớn hoặc thấy các tổn thương thâm nhiễm.
  • Xét nghiệm thấy IgE trong máu tăng (tăng > 2000 UI/ ml).
  • Xét nghiệm thấy bạch cầu ưa acid tăng trong máu ngoại vi (tăng > 500 mm3).
  • Test lẩy da với kháng nguyên Aspergillus.
  • Bằng cách nuôi cấy trong bệnh phẩm dịch đờm, có thể tìm thấy nhiều bạch cầu ưa acid và nấm Aspergillus.
Chẩn đoán phân biệt:

Cần phân biệt nhiễm nấm Aspergillus phế quản phổi dị ứng với một số tổn thương phổi sau đây:

  • Viêm phế quản do nấm gây tắc nghẽn: nấm Aspergillus xâm nhập vào khí quản và các phế quản,phế nang. Nấm bám chắc hoặc tán nấm to khiến phế quản phổi bị tắc nghẽn.
  • Viêm phổi tăng bạch cầu ái toan: Trong máu ngoại vi thấy bạch cầu ưa acid tăng bất thường và xuất hiện các tổn thương thâm nhiễm ở phổi.
  • U hạt phế quản: Bệnh nhân ho nhiều, ho ra máu, suy nhược và mệt mỏi toàn thân, khó thở, thở rít. Có thể kèm theo sốt rét và đau tức ngực. Chụp X-quang thấy hình ảnh xẹp phổi, xuất hiện những nốt tạo thành đám hoặc đứng đơn độc, thấy ở nhu mô phổi có những khối hoại tử.
  • Bệnh phổi do ký sinh trùng: Kiểm tra máu thấy bạch cầu ái toan tăng cao. Ở phổi xuất hiện tổn thương thâm nhiễm mau bay (Hình ảnh X- quang có hình mờ, biến mất tự nhiên sau 1 tuần đến 10 ngày).

6.1.2.Thể u nấm Aspergillus

Chẩn đoán lâm sàng:
  • Chán ăn, sụt cân, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, đau tức ngực, sốt cao từ 39-40 độ C.
  • Bệnh nhân từng điều trị bằng hóa chất  chống  ung  thư hoặc có tiền sử lao phổi.
  • Khoảng 50-80% bệnh nhân thường ho ra máu: dai dẳng, nhiều lúc trở nặng và tái phát nhiều lần.
  • Các thuốc ức chế miễn dịch được bệnh nhân sử dụng dài ngày như: Thuốc chống thải ghép hoặc Corticoid.
  • Bệnh nhân mắc HIV/ AIDS.
Thể u nấm Aspergillus
Hình ảnh nấm Candida ở phổi
Cận lâm sàng:
  • Chụp CT cắt lớp vi tính ngực: để phát hiện rõ liềm hơi ở phía trên và tổn thương hình lục lạc ở hang nấm. Đồng thời, có thể phát hiện kèm theo một số tổn thương khác như: dày màng phổi (nếu tổn thương sát màng phổi), thoái hóa dạng kén, xơ co kéo, đôi khi trong khối nấm có hình ảnh Calci hóa.
  • Chụp X-quang phổi thấy một khối nấm đặc, bên ngoài được bao bởi một hốc rỗng từ tổn thương hình lục lạc và phía trên khối nấm là một liềm khí.
  • Vi sinh: Nuôi cấy bệnh phẩm đờm/ dịch rửa phế quản, phế nang để tìm nấm Aspergillus hoặc soi tươi trực tiếp bằng kính hiển vi điện tử.
Chẩn đoán phân biệt:

Cần phân biệt u nấm Aspergillus với các tổn thương sau:

  • Ung thư phổi áp xe hóa: Tìm thấy tổn thương ung thư khi làm sinh thiết bệnh phẩm.
  • Áp xe phổi: Xem hình ảnh trên Xquang thấy có hình ảnh mức hơi, nước, hoặc có dấu hiệu ộc mủ; người bệnh đáp ứng tốt với điều trị kháng sinh.

6.1.3.Thể nấm Aspergillus xâm lấn

Chẩn đoán lâm sàng:
  • Mệt mỏi, suy nhược, gầy sút cân, chán ăn; đau tức ngực kiểu đau màng phổi.
  • Biểu hiện toàn thân: Sốt kéo dài, liên tục và không đỡ khi dùng kháng sinh phổ rộng, có thể kèm ho ra máu mức độ từ nhẹ tới nặng, ho khan dai dẳng nhưng giảm khi dùng Corticoid.
  • Khám phổi: Thấy có hội chứng 3 giảm, đôi khi có thêm ran nổ khu trú.
Cận lâm sàng:
  • Nội soi phế quản: Kiểm tra trong lòng phế quản hoặc khí quản thấy có tổn thương viêm loét, đôi khi kèm theo giả mạc trắng.
  • Chụp X- quang phổi, chụp cắt lớp vi tính: Xuất hiện tổn thương dạng nốt mờ hoặc đám mờ, do chảy máu nên có bóng xung quanh các nốt mờ. Đôi khi có tràn dịch màng phổi hoặc tràn khí màng phổi. Có thể xuất hiện nhiều ổ áp xe nhỏ hoặc tổn thương kiểu viêm phổi hoại tử.
  • Tìm thấy sợi nấm khi soi trực tiếp trên kính hiển vi.
  • Làm sinh thiết bệnh phẩm: Phát hiện trên mảnh sinh thiết các sợi nấm và xâm nhập của chúng.
  • Nuôi cấy trên môi trường dịch rửa phế quản, phế nang thu được nấm Aspergillus.

6.2.Bệnh nấm phổi do nấm Candida

Bệnh nấm phổi do nấm Candida

Chẩn đoán lâm sàng:
  • Sốt cao (39-40 độ C) kéo dài và thất thường, mức độ từ trung bình tới nặng.
  • Có thể bị khàn tiếng.
  • Bệnh nhân khó thở nặng, thở rít hoặc có cơn khó thở như hen phế quản, đáp ứng với thuốc kháng sinh và thuốc giãn phế quản.
  • Ho có đờm (đờm có các hạt dính với nhau thành cục màu vàng hoặc xám), hoặc ho khan và có thể ho ra máu.
  • Tổn thương ở miệng, họng: Bệnh nhân khó nuốt và xuất hiện một lớp màu trắng phủ toàn bộ  mặt  lưỡi, trên niêm mạc miệng có  thể có các ổ  loét  kèm giả mạc trắng.
  • Đau nhức sau xương ức. Bệnh nhân cảm thấy khó chịu ở ngực hoặc đau tức ngực kiểu màng phổi.
Cận lâm sàng:
  • Nội soi phế quản: Có thể thấy lớp màu xám trải dài dọc suốt lòng phế quản, không dính, chính là tổn thương trên bề mặt phế quản nền. Đôi khi hoại tử bao phủ lên trên cả bề mặt niêm mạc.
  • Chụp X-quang phổi: Tổn thương dạng nốt mờ tròn chụm lại thành đám hoặc đứng đơn độc. Hoặc có thể là các đám mờ.
  • Nuôi cấy phân lập trong dịch rửa phế quản phế nang: Tìm thấy nấm Candida.
  • Thấy có nấm Candida khi cấy máu.
  • Tìm thấy nấm Candida trên mảnh sinh thiết khi làm sinh thiết xuyên thành ngực.
  • Thấy bạch cầu tăng khi xét nghiệm máu.
  • Thấy có tổn thương do nấm Candida khi nội soi dạ dày, thực quản

6.3.Bệnh nấm phổi do nấm Cryptococcus neoformans

Chẩn đoán lâm sàng:

Bệnh phổi do nấm Cryptococcus neoformans được chia làm hai thể nên khi chẩn đoán cũng cần xác định người bệnh thuộc thể nào.

  • Thể nhẹ có thể gây viêm phổi nhẹ, sốt nhẹ, chóng mặt, đau đầu, bệnh nhân ho dai dẳng, tiết đờm dãi, đau ngực râm ran. Có thể xuất hiện các vết loét, phỏng trên da bệnh nhân.
  • Thể xâm nhập xuất hiện khi không điều trị triệt để tình trạng nhiễm nấm tiên phát, có thể dẫn đến viêm phổi mạn tính. Bệnh nhân có thể ho, sốt nặng hơn. Thể xâm nhập dẫn đến nguy cơ nấm lan tràn đến hệ thần kinh trung ương tăng cao. Người bệnh có thể bị rối loạn ý thức, kích thích thần kinh. Nặng hơn có thể bị hôn mê hoặc xuất hiện những cơn co giật. Người bệnh có thể liệt thần kinh vận động hoặc thần kinh sọ.
Cận lâm sàng:
  • Chụp CT độ phân giải cao: Tổn thương dạng lưới có các nốt, áp xe ở nhu mô phổi hoặc viêm màng phổi.
  • Chụp X-quang thấy: Ở rốn phổi có hình ảnh hạch to, thâm nhiễm phổi đồng nhất. Xẹp phân thùy phổi hoặc xẹp cả thùy phổi. Có thể có hình ảnh giãn phế quản.
  • Làm xét nghiệm máu: Định lượng Precipitin.
  • Xét nghiệm máu thấy chỉ số IgE tăng > 1000 ng/ ml, sau khi điều trị bằng Corticoid nồng độ này có thể giảm bớt.
  • Tìm thấy rõ sợi nấm khi nhuộm bệnh phẩm với dung dịch nigrosin hoặc mực Tàu.
  • Xét nghiệm tìm kháng thể đặc hiệu: Sử dụng kỹ thuật ELISA. Trong huyết thanh của bệnh nhân bị hen thấy lượng IgE  hoặc  IgG  thấy gấp  2  lần.
  • Nuôi cấy bệnh phẩm nấm trong môi trường Sabouraud từ 2-3 ngày, ủ ở nhiệt độ 37 độ C và 25 độ C: Sau thời gian nuôi cấy, các vi nấm sẽ mọc to thành khuẩn lạc có màu vàng nâu nhạt, nhão. Thấy nhiều tế bào nấm Cryptococcus neoformans khi quan sát dưới kính hiển vi.
  • Sử dụng kỹ thuật ngưng kết hạt Latex.

7.Một số câu hỏi liên quan đến bệnh nấm phổi

7.1.Bệnh có dễ lây không?

Bệnh nấm phổi không lây từ người qua người. Tuy nhiên bạn sẽ bị nhiễm nếu hít phải những bảo tử nấm có trong không khí. Những bào tử này đến từ các nguồn nấm tự nhiên như đồ đạc bị ẩm mốc, các cây trong rừng hay các nguồn ô nhiễm ẩm ướt. Vì vậy hãy luôn thực hiện các biện pháp phòng bệnh một cách nghiêm túc và hiệu quả.

7.2.Bệnh có điều trị triệt để được không?

Nấm phổi hoàn toàn có thể được điều trị và ngăn chặn tái phát triệt để. Tùy vào từng loại nấm ký sinh và các thể bệnh mà sẽ có các phác đồ điều trị cụ thể khác nhau. Người bệnh ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ nhiễm nấm phổi, phải đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị sớm nhất. Từ đó sẽ nâng cao hiệu quả điều trị, đồng thời phải tuân thủ theo các lời khuyên của Bác sĩ, sử dụng thuốc đều đặn và đúng liều, luôn giữ tinh thần lạc quan và có lối sống lành mạnh.

7.3.Chi phí phẫu thuật u nấm phổi

Chi phí phẫu thuật cắt bỏ u nấm vào khoảng 25-30 triệu đồng cho 1 bệnh nhân (đã bao gồm tất cả chi phí và chăm sóc trước – sau phẫu thuật). Chi phí này không phải rẻ so với nhiều người. Chính vì vậy mọi người cần phải phòng tránh để bản thân không bị mắc căn bệnh nấm phổi.

8.Cách phòng bệnh nấm phổi

Đây là một bệnh nguy hiểm và đang có xu hướng tăng lên mỗi ngày. Do đó, việc nâng cao ý thức “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là vô cùng cần thiết.

Sau đây là một số phương pháp để phòng tránh bệnh:

  • Giữ gìn vệ sinh thân thể, nơi ở, nơi làm việc.
  • Thường xuyên lau chùi những đồ vật trong nhà sạch sẽ, tránh để bị nấm mốc, sắp xếp đồ đạc gọn gàng tránh để bị ẩm ướt.
  • Xây dựng thói quen rửa tay thường xuyên, không đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
  • Thường xuyên tẩy rửa những nguồn nghi nhiễm nấm bằng các dung dịch tẩy trùng như cloramin B, javel,…
  • Hạn chế đến các khu vực có nhiều khói bụi, ô nhiễm đặc biệt là người có hệ miễn dịch yếu.
  • Đeo khẩu trang khi đi ra đường và đến những nơi nhiều khói bụi.
  • Không hút thuốc lá vì hút thuốc lá sẽ làm tăng sự lắng đọng các bào tử ở đường hô hấp.
  • Xây dựng và áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả.
  • Xây dựng thói quen tập thể dục thường xuyên.
  • Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần đến ngay cơ sở y tế để được phát hiện và điều trị sớm nhất.
  • Bổ sung các thực phẩm chức năng có các công dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Có thể kể đến là Đông trùng hạ thảo sinh khối tươi của Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng

Đông trùng hạ thảo sinh khối tươi

  • Phải sử dụng đúng liệu trình thuốc kháng nấm và các thuốc điều trị khác theo hướng dẫn của bác sĩ, không ngừng thuốc kể cả khi triệu chứng đã cải thiện.
  • Kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện các bất thường về sức khỏe.

TIN LIÊN QUAN

Hiển thị
  • image
  • image
  • image
  • image
zalo
phone
Hỗ trợ trực tuyến
images Gọi điện
images Nhắn tin
images 0 Giỏ hàng
images Chat zalo
images Facebook