Cách ủ phân hữu cơ bằng chế phẩm Trichoderma nhanh gọn, hiệu quả
Trước đây, bà con nông dân thường dùng phân chuồng và các xác bã thực vật để bón trực tiếp vào cây trồng. Khi nguyên liệu chưa hoai mục, sẽ tiềm ẩn nhiều mầm mống gây bệnh cho cây trồng, không phát huy được giá trị. Lại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, môi trường xung quanh. Vì thế, cách ủ phân hữu cơ bằng chế phẩm Trichoderma trở thành giải pháp đang được khuyến khích.
Sự tác động của chế phẩm sinh học Trichoderma sẽ thúc đẩy quá trình phân hủy nguyên liệu. Bổ sung hệ vi sinh vật có ích, tiêu diệt nấm gây bệnh, tạo thành nguồn phân hữu cơ giàu hàm lượng dưỡng chất. Vừa kích thích sự tăng trưởng năng suất cây trồng, vừa đảm bảo sự an toàn, sạch sẽ tuyệt đối.
Cách ủ phân hữu cơ bằng chế phẩm Trichoderma là giải pháp được ưa chuộng
Các tin liên quan:
Ủ rác thải sinh hoạt hiệu quả chỉ với 3 bước đơn giản
Cách ủ rác nhà bếp với Trichoderma
Cách ủ lá cây khô làm phân hữu cơ
Sau đây là chi tiết hướng dẫn các bước thuộc quy trình ủ phân hữu cơ. Bạn hãy theo dõi ngay để thực hiện thành công.
Chuẩn bị nguyên liệu và vị trí để ủ phân hữu cơ
Bà con có thể tận dụng nguyên liệu ủ phân hữu cơ từ:
+ Phân chuồng (phân thải các loại gia súc, gia cầm) hoặc bã thải hầm biogas: 1 tấn.
+ Phụ phẩm nông nghiệp (rơm rạ, bã mía, thân cây xanh, lá khô, mùn cưa, trấu…): 5-6m3. Nên chặt ngắn, nhỏ nguyên liệu và làm ẩm trước khi ủ khoảng 12 tiếng để đạt kết quả tốt nhất,
+ Chế phẩm sinh học Trichoderma: 3-4kg.
+ Phân NPK: 2kg.
Nên lựa chọn nền đất hay nền xi măng bằng phẳng, khô ráo để thực hiện. Cách ủ phân hữu cơ phù hợp diện tích khoảng 1 tấn nguyên liệu cho 3m2. Ngoài ra còn cần các dụng cụ cần thiết như cuốc, xẻng, bình tưới nước, bao tải, bao nilon, bạt che đống ủ.
Chuẩn bị nguyên liệu phục vụ quá trình ủ phân hữu cơ
Kỹ thuật ủ phân hữu cơ bằng chế phẩm Trichoderma
Cách ủ phân hữu cơ bằng chế phẩm Trichoderma được thực hiện đúng kỹ thuật theo các bước như sau:
+ Trộn đều nguyên liệu xanh (xác bã thực vật) cùng với chế phẩm Trichoderma.
+ Sau đó, bổ sung lớp phân chuồng vào, duy trì độ ẩm ở mức 40-50%. Bà con có thể kiểm tra bằng cách bốc lên tay ít nguyên liệu, nắm chặt. Quan sát thấy nước rỉ qua các kẽ tay là đat chuẩn.
+ Tiếp theo, rải lớp mỏng Trichoderma rồi đến lớp NPK. Thực hiện liên tục các lớp nguyên liệu xen kẽ nhau cho đến khi đống phân ủ cao 1-1.5m.
+ Dùng bạt, bao tải, bao nilon để che kín đống ủ.
+ Qua 7-10 ngày, nhiệt độ đống phân tăng lên ở mức khoảng 40-50 độ C. Lúc này, các hạt cỏ sẽ bị ức chế, không thể nảy mầm. Đồng thời, hệ vi sinh của Trichoderma tiêu diệt hoàn toàn các mầm bệnh ở phân chuồng.
+ Đợi 20 ngày, bà con mở đống ủ phân ra, trộn đều rồi ủ lại. Sau 25-40 ngày khi phân đã hoai mục, đem đi sử dụng.
Áp dụng đúng kỹ thuật ủ phân hữu cơ với Trichoderma
Lợi ích từ phân ủ hữu cơ với chế phẩm Trichoderma
Quy trình ủ phân vi sinh có chức năng đẩy nhanh sự khoáng hóa, phân hủy chất hữu cơ. Gia tăng dưỡng chất cần thiết đối với phân bón, cân đối thành phần để cây trồng dễ hấp thụ.
Phương pháp ủ phân hữu cơ qua sự tác động của Trichoderma giúp bà con tiết kiệm đáng kể khoản chi phí đầu tư phân bón. Có thể tận dụng thay thế cho 20-30% phân hóa học hàng năm. Mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp cây trồng phòng tránh sâu bệnh, nâng cao năng suất. Đồng thời cải tạo chất lượng đất nông nghiệp.
Đặc biệt, cách làm đất hữu cơ trồng rau từ phân ủ Trichoderma không gây mùi hôi thối. Trong khi vi sinh vật gây hại cho cây trồng và con người đã bị diệt trừ. Đảm bảo tính an toàn, sạch sẽ, thân thiện sức khỏe cũng như môi trường xung quanh.
Phân hữu cơ tạo ra từ sự tác động Trichoderma nhiều lợi ích
Bất cứ khó khăn cần được tư vấn thêm về cách ủ phân hữu cơ bằng chế phẩm Trichoderma. Bạn hãy gọi điện đến hotline 962 567 869 của Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng. Đội ngũ kỹ sư sinh học chuyên nghiệp luôn sẵn sàng phục vụ yêu cầu của bạn.
Tự hào là đơn vị chuyên về nghiên cứu, ứng dụng sinh học trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng luôn đưa ra giải pháp hữu ích nhất đến bà con.
Hiện VBio có cung cấp các loại chế phẩm sinh học như: Can chế phẩm EM1 dạng nước , Chế phẩm EM1 dạng bột, Mật rỉ đường, Dung dịch Nano Bạc diệt khuẩn, Chế phẩm PROTEASE (PAPAIN), Nấm đối kháng, Men ủ vi sinh BTV,….
Chế phẩm EM1 (can 20 lít)
Nấm đối kháng trichoderma do VBio sản xuất
Chế phẩm EM gốc dạng bột VBio(loại 1Kg)
Để nhận được tư vấn hữu ích về các loại chế phẩm sinh học từ đội ngũ kỹ sư sinh học hàng đầu đừng chần chờ gì nữa mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé.
Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng
Địa chỉ: Số 39, Ngõ 189/61, Hoàng Hoa Thám, Ngọc Hà, Quận Ba Đình, TP Hà Nội
ĐT: (+84) 2422 118 008 – (+84)962 567 869
Website: https://vbio.vn/
Email: vbiovn1@gmail.
TIN LIÊN QUAN
Phân trâu có tác dụng gì? Cách ủ phân trâu chi tiết, hiệu quả từ A-Z
Trước vấn nạn sử dụng phân bón hóa học vô tội vạ gây tình trạng ô nhiễm môi trường, nguồn nước, sức khỏe con người và đặc...
Chuyên gia chia sẻ cách ủ phân bón nông nghiệp hữu cơ chi tiết A-Z
Cách ủ phân bón nông nghiệp hữu cơ tại nhà hiện được nhiều bà con quan tâm, tìm hiểu bởi xu hướng canh tác nông nghiệp sạch,...
Cách ủ phân hữu cơ từ phân bò bằng chế phẩm sinh học
Như bà con đã biết, trong chăn nuôi việc tận dụng nguồn phân bò, phân heo, phân gà để bón cho cây trồng là rất tốt, nhưng...
Quy trình xử lý phân gà tươi thành phân gà hữu cơ
Quy trình xử lý phân gà tươi thành phân gà hữu cơ từ A đến Z Trong lĩnh trồng trọt hiện nay, việc tận dụng phân gà...
Sản xuất phân vi sinh từ phân gà
Sản xuất phân vi sinh từ phân gà có ưu điểm gì? Sản xuất phân vi sinh từ phân gà là giải pháp đang được đông đảo...