Viện nghiên cứu sinh học ứng dụng

Tư vấn hỗ trợ: (+84) 962 567 869 - (+84) 886 550 986 - (+84) 357 368 689

Cách ủ xơ dừa bằng trichoderma

Cách ủ xơ dừa bằng trichoderma đây là một phương pháp để ủ xơ dừa trồng cây rất đơn giản. Trước đây, bà con thường dùng phân chuồng bón cho cây, thì hiện nay, với chế phẩm Trichoderma, bà con có thể tận dụng tất cả các xác bã thực vật như lá, cỏ, xơ dừa, vỏ cà phê, trấu, mùn cưa,… để ủ thành phân bón hữu cơ vừa có giá trị dinh dưỡng cao, vừa chứa nấm đối kháng Trichoderma giúp cây trồng kháng lại mầm bệnh. Dưới đây là Cách ủ xơ dừa bằng trichoderma mời bà con tham khảo.

Cách ủ xơ dừa bằng trichoderma

  1. Chuẩn bị dụng cụ

Các dụng cụ bao gồm: cuốc xẻng, bồ cào, xô, chậu, chổi que…

Cân bàn dùng trong trường hợp nguyên vật liệu, thành phẩm có khối lượng lớn, thường trên 100 kg.

Bảo hộ lao động gồm: khẩu trang, găng tay, ủng, quần áo bảo hộ lao động

  1. Chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên liệu Khối lượng
Xơ dừa 1200 kg
NPK 6 kg
Vôi bột 15 kg
Super lân 35 kg
EM1 5 lit
Nước sạch 200t
  • Xơ dừa
  • Xơ dừa chính là phần được lấy ra từ vỏ dừa
  • Theo TAPPI (1988), xơ dừa là chất hữu cơ và có thể tái sử dụng. Độ pH của xơ dừa là 5,5. Chất lượng của xơ dừa không bị ảnh hưởng nếu độ pH thấp hơn. xơ dừa có một số tính chất và thành phần hóa học sau:
  • Tỷ lệ C:N là 80:1.
  • Độ xốp 10-12%.
  • Chất hữu cơ: 9,4-9,8%.
  • Tổng lượng tro: 3-6%.
  • Cellulose: 20-30%.
  • Lignin: 60-70%
  • Tanin: 8,0-8,5% (thuộc loại pyrocatechic-tanin không thủy phân).
  • EC (dS/m) 0,8.
  • N% 0,5.    
  • P% 0,3.     
  • K% 0,4.
  • Xenlulozo trong xơ dừa
  • Thành phần chủ yếu của xơ dừa là xenlulozo (khoảng 80%) và lignin (khoảng 18%) (Xenlulozo), [C6H7O2(OH)3]n. Các phân tử xenlulozo là những chuỗi không phân nhánh, hợp với nhau tạo nên cấu trúc vững chắc, có cường độ co dãn cao. Tập hợp nhiều phân tử thành những vi sợi có thể sắp xếp thành mạch dọc, ngang hay thẳng trong màng tế bào sơ khai. Các phân tử xenlulozo được cấu tạo từ vài nghìn đơn vịb – D – glucozơ nối với nhau bởi liên kết b – 1,4 – glucozit. Sợi bông là xenlulozo thiên nhiên tinh khiết nhất (trên 90%); gỗ tùng, bách (cây lá kim) có khoảng 50% xenlulozo, xơ dừa chiếm khoảng 80% xenlulozo.
  • Xenlulozo không tan trong các dung môi hữu cơ, trong dung dịch kiềm nước và trong axit vô cơ loãng. Xenlulozo chỉ tan trong axit clohiđric và axit photphoric đặc, tan trong H2SO4và tron
  • một số dung dịch của bazơ hữu cơ bậc bốn. Xenlulozo dễ bị thuỷ phân bởi axit, và các sản phẩm thuỷ phân là xenlođextrin, xenlobiozơ và glucozơ.
    • Phân NPK
  • Phân NPK là loại phân bón hỗn hợp chứa ít nhất 2 thành phần dinh dưỡng trong 3 thành N, P, K trở lên. Hàm lượng dinh dưỡng dinh dưỡng trong phân theo thứ tự là N, P, K được tính theo nồng độ phần trăm (Ví dụ phân NPK 16-16-8 nghĩa là trong 100kg phân có 16 kg N,16 kg P2O5 và 8 kg K2O)
  • Nito (%N) tồn tại dưới dạng dẫn xuất của ure, amoniac và/hoặc nitrat
  • Photpho (%P2O5) tồn tại dưới dạng hòa tan trong nước và/hoặc amoni nitrat trung tính và/hoặc axit vô cơ.
  • Kali (%K2O) tồn tại dưới dạng hòa tan trong nước
  • Các chất dinh dưỡng thứ yếu như canxi (CaO), magie (MgO), natri(Na2O) và/hoặc lưu huỳnh (SO3)
  • Các nguyên tố vi lượng : Zn, Cu, Bo,…
  • Phân bón NPK được chọn đáp ứng được tiêu chuẩn QCVN 01-189:2019/BNNPTNTQUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG PHÂN BÓN
    • Super lân
  • Phân Lân là một trong 3 nguyên tố đa lượng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Lân tham gia và thành phân Protein cấu tạo nên tế bào, vì vậy nó là chất không thể thiếu cho sự sống của cây trồng.
  • Cây trồng hấp thụ phân lân dưới dạng ion photphat (PO4)3-.
  • Vai trò của phân Lân (P2O5) đối với cây trồng
  • Lân (P) tạo nên nhân tế bào nên rất cần cho sự hình thành bộ phận mới của cây, kiến tạo nên hoạt chất hình thành mầm hoa, đẻ nhánh, phân cành, ra hoa, đậu quả.
  • Tham gia vào quá trình phát triển bộ rễ, quá trình quang hợp và hô hấp. 
  • Ảnh hưởng đến sự vận chuyển đường, bột tích lũy về hạt và các bộ phận của chất nguyên sinh làm cho cây chống được lạnh, chống được nóng đồng thời tăng khả năng chống chịu với các điều kiện bất thuận khác như hạn, úng, sâu bệnh.
  • Lân là yếu tố chính quyết định sự ra hoa, đậu quả và quá trình chín của quả và hạt, giúp hoa, quả to, hạt thì chắc.
  • Lân còn có tác dụng hạn chế tác hại của việc bón thừa đạm.
  • Lân còn có tác dụng đệm, làm cho cây chịu được chua, kiềm.
  • Super lân chọn đảm bảo đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo TCVN 4440:2004do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
    1. Chuẩn bị chế phẩm vi sinh
      • Chế phẩm EM gốc ( EM1)

Chế phẩm EM1 (can 20 lít)

  • Chế phẩm sinh học EM hay còn gọi là Vi sinh vật hữu ích được GS.TS Teruo Higa (Nhật Bản) nuôi cấy thành công. Trong Chế phẩm này có hơn 80 loài vi sinh vật kỵ khí và hiếm khí thuộc các nhóm: Vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn cố định Nitơ, xạ khuẩn, vi khuẩn lactic, nấm men…
  • EM có tác dụng đối với nhiều loại cây trồng (cây lương thực, cây rau màu, cây ăn quả,…) ở mọi giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau. Những thử nghiệm ở tất cả các châu lục cho thấy rằng EM có tác dụng kích thích sinh trưởng, làm tăng năng suất và chất lượng cây trồng, cải tạo chất lượng đất. Cụ thể là:
  • Làm tăng sức sống cho cây trồng, tăng khả năng chịu hạn, chịu úng và chịu nhiệt.
  • Kích thích sự nảy mầm, ra hoa, kết quả và làm chín (đẩy mạnh quá trình đường hoá).
  • Tăng cường khả năng quang hợp của cây trồng.
  • Tăng cường khả năng hấp thụ và hiệu suất sử dụng các chất dinh dưỡng.
  • Kéo dài thời gian bảo quản, làm hoa trái tươi lâu, tăng chất lượng bảo quản nông sản tươi sống.
  • Cải thiện môi trường đất, làm cho đất trở nên tơi xốp, phì nhiêu.
  • Hạn chế sự phát triển của cỏ dại và sâu bệnh.
    • Nấm đối kháng Trichoderma- Bacillus

chế phẩm tricoderma dạng bột

Nấm đối kháng Trichoderma

  • Nấm đối kháng Trichoderma gồm: Trichoderma 107, Bacillus Subtillis 07, vi chất và các loại vi sinh vật có lợi khác giúp:
  • Cải tạo đất.
  • Kiểm soát sinh học với một số bệnh trên rễ gây ra bởi nấm.
  • Tạo điều kiện tốt cho vi sinh vật cố định đạm sống trong đất phát triển.
  • Có khả năng phân giải tốt các chất xơ, chitin, lignin, pectin trong phế thải hữu cơ thành các đơn chất dinh dưỡng, tạo điều kiện cho cây hấp thu được dễ dàng.
  • Tác dụng của nấm đối kháng Trichoderma:
  • Tăng cường hệ vi sinh vật có ích trong đất và có lợi cho cây, ức chế và cô lập các vi sinh vật gây hại.
  • Phân rã nhanh xác bã động thực vật – tạo đất tơi xốp – tăng cường hàm lượng chất hữu cơ trong đất – cung cấp chất dinh dưỡng cho cây – làm phát triển bộ rễ.
  • Phòng ngừa tình trạng xì mủ, vàng lá, thối rễ, chết chậm trên đối tượng (cam, quýt, bưởi, sầu riêng, tiêu, chè, cà phê…).
  • Ngăn ngừa hiện tượng chạy dây, thối rễ, lỡ cổ rễ, thối thân (dưa leo, dưa hấu, cà chua, ớt, bắp cải…).
  • Sản sinh kích tố (hóc môn) thực vật, giúp cây tăng trưởng tốt, khoẻ mạnh. Làm thay đổi bộ mặt của đất, tạo mầu mỡ trù phú cho những vùng đất bị hoá chất, sức nóng, hạn hán, lửa, lụt lội, đất nghèo, lạnh và sương mù gây hại.
  • Giúp tăng năng suất mùa màng và chống chịu stress.

3.Thu gom, xử lý nguyên liệu

  • Nghiền nhỏ quả dừa để thu được xơ dừa

Máy băm nghiền sơ dừa

Trong thành phân của xơ dừa có chứa Tanin và Lignin, 2 chất này nếu tồn tại sẽ gây cản trở trực tiếp đến sự phát triển cây trồng. Do tính chất khó phân hủy nên lâu dần có thể gây tắc đường ống hút không khí, dinh dưỡng không đến được với cây trồng. Nên trước khi ủ phân ta phải loại bỏ 2 chất này khỏi xơ dừa

  • Loại bỏ Tanin
  • Ngâm xơ dừa trong nước khoảng 2-3 ngày. Sau đó loại bỏ nước ngâm giữ lại xơ dừa. Khi quan sát sẽ thấy nước ngâm có màu sẫm. Khi màu của xơ dừa mới bỏ vào có màu vàng nghệ, xả chát xong sẽ có màu vàng đỏ. Nếu xơ dừa chưa chuyển sang màu vàng đỏ thì tiếp tục lặp lại thao tác ngâm nước và xả đến khi loại bỏ hết Tanin.
    • Xả chát Lignin
  • Hòa nước vôi theo tỉ lệ 5kg vôi hòa với 200 lit nước.
  • Cho xơ dừa vào thùng ngâm với nước vôi. Khuấy đều sơ dừa trong nước vôi. Ngâm hỗn hợp khoảng 5- 7 ngày, thời gian như vây đủ để lignin hòa tan vào nước hoàn toàn..  Lúc này có thể xả hết nước vôi ngâm mụn xưa dừa (khi cho xơ dừa vào nước vôi trắng đục, xơ dừa đổi màu thành màu nâu đất và nước màu vôi cũng chuyển sang màu nâu). Để loại bỏ hoàn toàn chất độc từ lignin có thể lặp lại các bước thêm 1- 2 lần nữa.
  • Ngâm sơ dừa vào nước vào nước sạch trong 1 ngày để rửa sạch nước vôi có trong xơ dừa không làm ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật trong quá trình ủ. Xả hết nước rồi lặp lại 2 -3 lần ngâm để rửa hết nước vôi.
  • Đem xơ dừa đã xử lý phơi cho ráo nước.
  1. Ủ xơ dừa với chế phẩm EM
  • Tỉ lệ trộn
Nguyên liệu Khối lượng
Xơ dừa đã qua xử lý 1200 kg
NPK 6 kg
Super lân 35 kg
EM1 6 lít
Nước sạch 200 lít
  • Cân chuẩn bị đầy đủ các loại nguyên liệu
  • Trải mỏng xơ dừa đã qua xử lý 1 lớp dày từ 25- 30 cm rồi rắc thêm vào NPK + super lân rồi đảo trộn hỗn hợp gồm 1200kg xơ dừa+ 6kg NPK+ 35 kg super lân sao cho đều
  • Dùng những dụng cụ để dàn mỏng các hỗn hợp xung quanh với chiều dày khoảng 25-30 cm

Chải đều xơ dừa đã trộn

  • Pha 6l chế phẩm EM 1 cùng 200 lít nước sạch
  • Sử dụng chế phẩm đã pha loãng để tưới lên nguyên liệu để độ ẩm đạt từ 80 – 85% (bà con kiểu tra độ ẩm bằng cách dùng tay bóp chặt, nếu thấy nước rơi nhanh qua kẽ tay thì đạt tiêu chuẩn).
  • Trải tiếp xơ dừa và tưới chế phẩm EM1 đến khi hết nguyên liệu sao cho đống ủ cao từ 1,2 – 1,5m thì phủ bạt lại kín
  • Sau 4 – 5 ngày, vi sinh vật bắt đầu phân giải các chất hữu cơ, nhiệt độ bên trong đạt khoảng 600
  • Trong 10 ngày đầu nhiệt độ tăng nhanh, nếu như ủ vào mùa hè, bà con nên kiểm tra lại, cần thiết thì tưới nước để giảm nhiệt độ để giữ lại dinh dưỡng (chất đạm) và không làm chết các vi sinh vật. 
  • Đến ngày thứ 8, bà con có thể đảo trộn và thêm nước để đống ủ đạt độ ẩm từ 50 – 60%. 
  • Sau khoảng 30 ngày sẽ đảo trộn lại một lần nữa.Từ ngày thứ 40 – 60 đã có thể mang ra sử dụng. 
  1. Phương pháp ủ với nấm trichoderma
  • Tỉ lệ ủ:
Nguyên liệu Khối lượng
Xơ dừa đã qua xử lý 1200 kg
NPK 6 kg
Super lân 35 kg
Trichoderma 2 kg
Nước sạch 200 lít
  • Cân chuẩn bị đầy đủ các loại nguyên liệu
  • Trải mỏng xơ dừa đã qua xử lý 1 lớp dày từ 25- 30 cm rồi rắc thêm vào NPK + super lân rồi đảo trộn hỗn hợp gồm 1200kg xơ dừa+ 6kg NPK+ 35 kg super lân sao cho đều
  • Dùng những dụng cụ để dàn mỏng các hỗn hợp xung quanh với chiều dày khoảng 25-30 cm rồi dải một lớp chế phẩm vi sinh trichoderma
  • Tưới nước cho nguyên liệu đạt độ ẩm từ 80 – 85%
  • Tiếp tục lặp lại trải lớp tiếp theo lên đến khi hết nguyên liệu chiều cao đống ủ từ 1.2m -1.5m thì dùng bạt đậy lại
  • Khoảng 3 ngày kiểm tra và đảo trộn đống ủ một lần
  • Trong quá trình ủ nhiệt độ khi ủ cao 65-700C có thể làm bốc hơi lượng đạm có trong đống ủ. Để tăng tốc quá trình ủ, dinh dưỡng cho phân thì ta nên mỗi lần đảo trộn hòa 3kg ure vào nước tưới bổ sung trong quá trình đảo trộn. Cung cấp lượng ure này nhằm làm bổ sung chất dinh dưỡng cho nấm phát triển phân giải xenlulozo.
  • Sau khoảng 6- 7 lần đảo kiểm tra nếu xơ dừa chuyển màu mâu đen, nắm thấy xơ dừa rất mềm thì quá trình ủ phân đã thành công. Xơ dừa có thể đem đi sử dụng cho mục đích khác nhau.

Dùng chế phẩm Trichoderma còn tăng cường hệ vi sinh vật có ích trong đất làm phân giải nhanh các chất hữu cơ, cung cấp dinh dưỡng cho cây; tăng cường đề kháng cho cây trồng đối với các loại vi sinh vật hại. Phân hữu cơ ủ theo phương pháp trên có thể sử dụng để thay thế cho 20 – 30% lượng phân hóa học hàng năm mang lại hiệu quả kinh tế rất cao và đạt hiệu quả lâu dài trong việc cải tạo và giữ gìn chất đất trong nông nghiệp.

Để được tư vấn kỹ hơn về cách sử dụng chế phẩm sinh học nấm đối kháng Trichoderma, mời bà con liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau để được gặp các kỹ sư sinh học tư vấn trực tiếp.

Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng
Địa chỉ: Số 39, Ngõ 189/61, Hoàng Hoa Thám, Ngọc Hà, Quận Ba Đình, TP Hà Nội
ĐT: (+84) 2422 118 008 – (+84)962 567 869
Website: vbio.vn
Email: vbiovn1@gmail.com

TIN LIÊN QUAN

Hiển thị
  • image
  • image
  • image
  • image
zalo
phone
Hỗ trợ trực tuyến
images Gọi điện
images Nhắn tin
images 0 Giỏ hàng
images Chat zalo
images Facebook