Đề tài nghiên cứu sản xuất phân bón hữu cơ – Viện nghiên cứu Sinh học Ứng dụng
Ngày nay sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam không thể thiếu được dưỡng chất của các loại phân bón sinh học. Đây là các loại phân bón đa năng không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng, kích thích phát triển của cây trồng, đem lại năng suất chất lượng cao mà còn có thêm các tính năng khác như tăng khả năng chống chịu bệnh và các điều kiện khắc nghiệt, cải tạo đất trồng, tiết kiệm chi phí… Với mong muốn tạo ra được các loại phân bón đa năng cho sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, Viện nghiên cứu Sinh học Ứng dụng đã nghiên cứu bổ sung vi sinh vật trong thành phần của phân bón đa năng.
Việc sản xuất phân bón hữu cơ và áp dụng trong nông nghiệp là phương thức canh tác tiến bộ. Mang ý nghĩa khoa học và chứa đựng tính nhân văn sâu sắc đang được khuyến khích và dần chiếm sự ưu tiên hơn cả trong ngành trồng trọt. Tính khoa học thể hiện ở sự ứng dụng ngày càng nhiều và sâu trong lĩnh vực sinh học, huy động tối đa nguồn lực và tài nguyên từ thiên nhiên.
1. Mục tiêu của đề tài
Thạc sĩ Đỗ Thị Thu Thủy và nhóm nghiên cứu, Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng đang triển khai, thực hiện đề tài “Nghiên cứu, tuyển chọn một số chủng nấm Trichoderma nhằm ứng dụng để sản xuất phân bón đa năng”.
Mục tiêu của đề tài này, thạc sĩ cho biết nhóm nghiên cứu mong muốn thực hiện nghiên cứu, tuyển chọn được các chủng nấm có hiệu quả tốt nhất và có thể phát triển, đưa ra được thị trưởng sản phẩm phân bón đa năng chất lượng phục vụ sản xuất nông nghiệp sạch.
Nhóm nghiên cứu Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng
2. Ưu điểm của phân bón hữu cơ vi sinh
Phân bón đa năng khắc phục được những nhược điểm của biện pháp sử dụng các chất hóa học bảo vệ thực vật, không hoặc ít gây ô nhiễm môi trường tạo ra nông sản không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vì vậy phân bón đa năng được sử dụng như là một biện pháp sinh học khá phổ biến ở nhiều nước phát triển và hiện đang từng bước được mở rộng, khuyến khích sử dụng ở hầu hết các nước trên thế giới.
Nấm Trichodemar đã được nghiên cứu rất nhiều và không phải mới mẻ. Một số dòng sản phẩm phân bón, chế phẩm vi sinh cũng đã được thương mại hóa tuy nhiên tiềm năng của nó còn rất lớn và chưa được khai thác hết. Thạc sĩ Thủy cho biết, các loài nấm Trichoderma trong thiên nhiên vô cùng đa dạng, có mặt hầu hết trong các loại môi trường đất, nước ….
Nấm Trichoderma là một trong những loài nấm phổ biến nhất trên thế giới. Các đề tài nghiên cứu về Trichoderma đã có rất nhiều kết quả tốt. Tuy nhiên nhiều kết quả đề tài chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu và chưa được đem ra ứng dụng ngoài thực tế. Với đề tài này, nhóm nghiên cứu định hướng sẽ thực hiện đến cùng cho ra sản phẩm, có thể thương mại hóa, đem lại hiệu quả thực sự cho bà con, bởi đó là cách để nhóm nghiên cứu tiếp tục làm việc chứ không có nguồn viện trợ từ nhà nước như một số đơn vị nghiên cứu công – chị Thủy chia sẻ thêm.
Nấm Trichoderma
3. Một số kết quả ban đầu của nghiên cứu
Trong đề tài này, nhóm nghiên cứu thu thập các chủng nấm từ nhiều nguồn khác nhau, đa dạng hóa nhất có thể. Với hơn một trăm chủng nấm trichoderma, các cán bộ thực hiện chọn lọc các chủng có khả năng sinh trưởng tốt, có khả năng kháng được một số loài nấm và vi khuẩn gây bệnh phổ biến trên cây trồng.
Bên cạnh đó, kết hợp khả năng phân giải chất hữu cơ giúp cây dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng cũng là tiêu chí nhóm nghiên cứu thực hiện đánh giá.
Nghiên cứu đánh giá khả năng phân giải chất hữu cơ
Sau một thời gian làm việc, thu thập mẫu, tuyển chọn các chủng nấm Trichoderma từ các nơi, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn được 2 chủng nấm cho thấy khả năng phân giải tốt các chất hữu cơ, đồng thời kháng được nhiều loại tác nhân gây bệnh trên cây trồng như nấm Fusarium oxysporum, vi khuẩn gây bệnh héo xanh…
Xác định khả năng kháng bênh của các chủng nấm
* Lời kết
Sự an toàn đối với còn người là yếu tố tiên quyết khi Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng đưa bất kì sản phẩm nào ra thị trường. Mặc dù Trichoderma gần như không được ghi nhận trong các chủng gây bệnh. Tuy nhiên, để đảm bảo, bước tiếp theo, Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng định hướng sẽ đưa các chủng được tuyển chọn đi phân tích giải trình tự AND xác định chính xác về độ an toàn trước khi thực hiện tối ưu hóa và thử nghiệm nghiên cứu các bước bổ sung vào phân bón, đưa ra sản xuất.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng
Địa chỉ: Số 39, Ngõ 189/61, Hoàng Hoa Thám, Ngọc Hà, Quận Ba Đình, TP Hà Nội
ĐT: (+84) 2422 118 008 – (+84)962 567 869
Website: https://vbio.vn/
Email: vbiovn1@gmail.com
TIN LIÊN QUAN
Nghiên cứu ứng dụng cây kí ninh và EM phục vụ cho chăn nuôi
ĐỀ TÀI Nghiên cứu ứng dụng cây kí ninh và EM phục vụ cho chăn nuôi an toàn, bền vững, xây dựng nông nghiệp thông minh trên...
Đề tài bảo tồn và phát triển nguồn gen sinh vật
Đề tài bảo tồn và phát triển nguồn gen sinh vật của Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng Việt Nam được ghi nhận là một trong...
KIỂM ĐỊNH VI SINH VẬT
Tất cả thực phẩm, nấm cây trồng, vật nuôi có thể bị nhiễm bẩn bởi các vi sinh vật gây bệnh trong quá trình sàn xuất hoặc...
PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN CHỦNG VI KHUẨN SINH CAROTENOIDS TỪ ĐẤT RỪNG NGẬP MẶN
PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN CHỦNG VI KHUẨN SINH CAROTENOIDS TỪ ĐẤT RỪNG NGẬP MẶN VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY, NAM ĐỊNH Trong nghiên cứu này chúng...