3 cách làm đệm lót sinh học nuôi gà mang lại năng suất cao
Những năm gần đây xu hướng làm đệm lót sinh học để chăn nuôi ngày càng trở nên phổ biến hơn. Không chỉ trong chăn nuôi heo, bò mà thậm chí nuôi gà cũng sử dụng vật dụng này. Vậy cách làm đệm lót sinh học nuôi gà như thế nào? Làm sao để bảo dưỡng chúng tốt nhất? Cùng tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi để nắm rõ kỹ thuật thực hiện bạn nhé.
1. Lợi ích của đệm lót sinh học nuôi gà
– Đệm lót sinh học tiêu hủy phân và nước tiểu của gà hiệu quả. Nhờ vậy mà mùi hôi thối, khi độc ở trong chuồng cũng không còn nữa. Cải thiện môi trường sống cho vật nuôi, đồng thời cũng không gây ảnh hưởng đến dân cư. Người lao động có thể phát triển mô hình chăn nuôi gà ở ngay trong khu vực dân cư đông đúc.
– Người nông dân không cần phải thay chất độn thường xuyên trong quá trình chăn nuôi. Nhờ đó mà nó có thể giảm thiểu nguồn nhân lực dọn dẹp, vệ sinh chuồng cũng như nguyên liệu để làm chất độn chuồng.
– Giảm tỉ lệ mắc bệnh như tiêu chảy, hen ở gà. Tỷ lệ chết của gà đẻ có thể giảm xuống mức 5%, còn gà thịt là 2%. Nhờ vậy mà bà con không phải tốn nhiều công sức và chi phí thuốc thang, chữa bệnh cho gà.
– Sử dụng đệm lót sinh học cho gà con giúp chúng khỏe mạnh, đồng đều, ít bị bệnh và mức độ tăng trưởng tốt. Gà nuôi trên nền đệm lót cũng không bị mắc bệnh như thối bàn chân, què chân, đảm bảo lông mượt, sạch, thịt chắc và thơm ngon.
– Với đệm lót môi trường sống của con người sẽ giảm thiểu sự ô nhiễm. Đồng thời, người nông dân cũng không phải làm việc nặng nhọc khi thay chất độn thường xuyên. Tính tổng chi phí bỏ ra thì lợi nhuận thu về tăng lên khá nhiều.
Đệm lót sinh học ngoài làm đệm lót nuôi gà còn dùng đệm lót nuôi heo. >>Xem cách làm đệm lót sinh học nuôi heo
2. Cách làm đệm lót sinh học nuôi gà
Cách 1: Làm đệm lót sinh học nuôi gà với trấu
Với cách làm này thích hợp sử dụng để úm gà hoặc nuôi gà thịt với quy mô từ 30 đến 50m.
Bước 1: Bạn hãy tiến hành rải trấu lên toàn bộ nền chuồng với độ dày khoảng 10cm. Sau đó thả gà vào.
Bước 2: Đối với gà nuôi úm thì sau 7 đến 10 ngày, còn nếu gà nuôi thịt thì 2 đến 3 ngày. Hãy quan sát xem bề mặt chuồng khi nào thấy phân gà đã được trải kín thì dùng cào để cào sơ lớp mặt đệm lót. Lưu ý, khi cào phải quây gà gọn lại một phía để tránh làm xáo trộn đàn gà.
Bước 3: Cào xong lớp mặt bạn hãy rắc chế phẩm để lên men toàn bộ bề mặt chất độn. Tiếp tục sử dụng tay xoa trên bề mặt để men được phân tán đều khắp mọi vị trí.
Để làm chế phẩm men rất đơn giản. Bạn chỉ cần mua 1kg chế phẩm sinh học cho gà trộn cùng 5 đến 7kg bột bắp hay cám gạo. Cho thêm khoảng 2.5 đến 3.2 lít nước sạch rồi xoa cho ẩm đều. Cho vào túi hay thùng, để chỗ ấm để ủ trong thời gian từ 2 đến 3 ngày. Nếu trời vào mùa đông cần giữ nhiệt độ ủ ấm để không làm giảm chất lượng của đệm lót. Lưu ý, trước khi sử dụng cần phải làm chế phẩm men trước 2 đến 3 ngày.
Cách 2: Làm đệm lót chuồng gà với mùn cưa hay kết hợp mùn cưa và trấu
Mùn cưa có đặc điểm là thấm hút tốt, do vậy sử dụng nó kết hợp với trấu sẽ giúp làm đệm sinh học tốt nhất, mang lại hiệu quả trong chăn nuôi gà, vịt, ngan, thỏ,… Cách làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà quy mô 30 đến 50m được thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Rải lớp mùn cưa với độ dày khoảng 15cm lên nền chuồng. Trường hợp bà con sử dụng trấu thì phải trải 8cm trấu rồi sau đó hãy trải 7cm mùn cưa.
Bước 2: Đối với mùn cưa khô phải phun nước sạch đều lên lớp mặt để đảm bảo mùn cưa có độ ẩm 20%. Bà con phải phun nước như phun mưa và sau một lúc phải dùng tay xoa cho ẩm đều. Kiểm tra độ ẩm mùn cưa bằng cách quan sát thấy mùn cưa thấm ẩm mà nhìn với tơi rời là được. Lúc này hãy thả gà vào.
Bước 3: Thực hiện tương tự như bước 2 trong cách làm đệm lót sinh học nuôi gà bằng nguyên liệu trấu.
Bước 4: Rắc đều chế phẩm men đã được chế lên toàn bộ bề mặt của đệm lót. Tiếp đó, dùng tay xóa trên bề mặt để giúp men được phân tán đi đều khắp nơi.
Cách 3: Làm đệm lót sinh học lên men để nuôi ga đẻ trên lồng tầng
Đối với chuồng nuôi đã có sẵn
Vì khoảng cách giữa đáy lồng và nền chuồng chỉ dưới 50cm, vậy nên bà con sẽ gặp ít nhiều khó khăn khi thao tác. Lời khuyên của các chuyên gia là bà con nên tiến hành lên men nguyên liệu làm đệm lót ở bên ngoài rồi sau đó mới đưa vào chuồng. Cụ thể như sau:
Bước 1: Để chuẩn bị làm đệm lót cho chuồng 50m2 bà con cần 1kg chế phẩm sinh học với 5kg bột bắp, cám gạo đem cho vào thùng. Bổ sung thêm 180 lít nước sạch rồi đậy kín, cho vào chỗ ấm trong thời gian 2 ngày để dịch lên men. Lưu ý, trước khi làm bà con hãy lấy 5kg bột ngô và cám gạo. Tiếp sau đó hãy lấy hơn 2.5 lít dịch lên men đã làm ở trên rồi sau đó cho thêm vào, lấy tay xoa cho ẩm đều.
Bước 2: Rải mùn cưa dày khoảng 10cm lên nền. Rắc thêm 5kg bột bắp với cám rồi xử lý men trên mặt chất độn.
Bước 3: Tưới dịch đều lên lớp men rồi rắc bã còn lại lên trên mặt độn lót rồi sau đó mới xoa nhẹ lớp trên mặt. Sử dụng bạt phủ kín.
Đợi vài ngày sau sờ thấy đệm lót ấm nóng là có thể dùng được. Để sử dụng đệm lót bà con hãy rải trấu hoặc mùn cưa lên nền chuồng đảm bảo độ dày 20cm là được.
Đối với chuồng làm mới
Trường hợp vị trí đất cao thì nên đào nền chuồng nơi thải phân sâu tầm 30m và làm đệm lót ngay trong chuồng. Quy trình thực hiện như sau:
Bước 1: Rải trấu lên nền chuồng để đảm bảo đạt được độ dày khoảng 20cm. Tiếp đó hãy rải 10cm mùn cưa lên trên.
Bước 2: Rắc khoảng 5kg bột bắp và cám. Xử lý lên men trên bề mặt chất độn.
Bước 3: Tưới đều dịch lên men, rắc thêm bã còn lại trên mặt độn rồi xoa nhẹ lớp trên bề mặt.
Bước 4: Sử dụng bạt phủ kín. Đợi chừng vài ngày đến khi nào sờ thấy đệm lót ấm nóng là có thể dùng được.
Trường hợp đặc biệt
Đây là trường hợp bà con dùng luôn chuồng úm gà để nuôi tiếp. Lúc này, bà con cần đợi gà được 22 ngày tuổi thì hãy cào cho tơi lớp trên mặt đệm lót. Rắc đều chế phẩm sinh học cho gà đã được chế lên trên toàn bộ bề mặt. Tiếp đó, dùng tay xoay trên bề mặt để men được phân tán khắp mọi vị trí là được.
3. Hướng dẫn sử dụng và bảo quản đệm lót sinh học cho gà
– Phải đảm bảo bề mặt đệm lót được tơi xốp. Định kỳ từ 1 đến 2 ngày phải cào bề mặt đệm lót một lần để giúp cho đệm lót được tơi xốp, phân và nước tiểu gà nhanh phân hủy hơn.
– Thời gian sử dụng đệm lót sinh học dài hay ngắn là tùy vào độ nén chặt hay không và lượng phân nhiều hay ít. Trong quá trình cào chỉ nên thực hiện ở trên bề mặt, không cào sâu xuống sát nền chuồng.
– Nuôi chừng vài tuần nếu có mùi hắc thì bà con cần xới tơi đệm lót, mở cửa cho thông thoáng. Trường hợp mùa nóng cần dùng quạt gió.
– Yêu cầu đệm lót nuôi gà phải luôn khô, đảm bảo khả năng tiêu hủy phân tốt. Cau một thời gian sử dụng phải bảo dưỡng 1 lần, nghĩa là phải xới tơi bề mặt, rắc chế phẩm men đều lên mặt.
– Bảo dưỡng đệm lót sinh học vào những ngày trời nắng và thực hiện lúc buổi chiều để không gây ảnh hưởng cho gà.
– Tránh không để nước mưa hắt vào làm ướt đệm lót.
– Khi nuôi gà ở trên nền đệm lót phải chú ý máng nước uống để tránh nước ướt đệm lót. Trường hợp bị ướt cần phải thay bằng lớp trấu mới.
– Phát hiện ra đệm lót có mùi và thối thì có nghĩa là nó phân hủy phân chưa được tốt. Có thể là do đệm lót quá ướt, bị nén chặt mà không tơi xốp, chế phẩm men hoạt động kém hiệu quả,… Tùy theo mỗi trường hợp khác nhau mà bà con sẽ co phương pháp xử lý khác nhau. Nhưng nhìn chung cần đảm bảo các bước đó là làm khô, xới tơi đệm lót và bổ sung chế phẩm men.
4. Thời gian sử dụng đệm lót sinh học nuôi gà
Nếu đệm lót sinh học được xử lý tốt thì có thể sử dụng kéo dài trong thời gian 6 tháng đến 1 năm. Việc có thể dùng đệm lót lâu hay mau là còn tùy thuộc vào những yếu tố như sau:
Nguyên liệu dùng làm đệm lót
Trong số các nguyên liệu dùng làm đệm lót thì mùn cưa được coi là tốt nhất. Bà con có thể dùng mùn cưa kết hợp cùng trấu nhưng phải đảm bảo trấu được rải ở lớp bên dưới, còn mùn cưa sẽ sử dụng để rải ở lớp trên mặt.
Độ dày độn lót
Nếu chất độn mỏng thì thời gian sử dụng sẽ ngắn hơn so với chất độn dày. Dựa vào đây bà con có thể quyết định làm chất độn dày hay mỏng ngay từ ban đầu.
Chế độ bảo dưỡng
Đây là một yếu tố rất quan trọng quyết định đến chất lượng, độ bền của đệm lót. Theo đó, đệm lót hoạt động tốt phải có độ tơi xốp. Sau vài ngày cần được cào đều trên bề mặt để giúp phân nhanh phân hủy hơn.
Ngoài ra, bà con cũng phải tránh để mưa, nước uống của vật nuôi làm ướt đệm lót. Bảo dưỡng đệm lót định kỳ theo hướng dẫn.
Chế độ nuôi dưỡng gà
Bà con cần bổ sung men tiêu hóa vào thức ăn và nước uống cho gà. Hoặc có thể sử dụng thức ăn lên men để chăn nuôi. Đó là cách giúp tăng khả năng tiêu hóa và giảm lượng phân gà thải ra.
Trên đây là 3 cách làm đệm lót sinh học nuôi gà đơn giản mà mang lại hiệu quả cao. Chỉ cần áp dụng theo đúng hướng dẫn bà con sẽ dễ dàng làm đệm lót sinh học mà không tốn quá nhiều thời gian, công sức. Đặc biệt, với lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại tin rằng mô hình chăn nuôi gà với đệm lót sinh sẽ ngày càng được nhân rộng hơn nữa.
Đệm lót sinh học VBio hiện được Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng cung cấp bán lẻ, bán sỉ và bán theo combo như: các loại chế phẩm sinh học với số lượng lớn như sau: Combo 1kg đệm lót sinh học và 1Kg EM bột, Combo 1kg đệm lót sinh học và 1Kg mật rỉ, Combo 1kg đệm lót sinh học và 0,5Kg EM1 bột.
Ngoài ra, chúng tôi có bán nhiều loại chế phẩm khác theo các kích thước như: bán theo can, bán theo lít, bán theo túi lớn, túi nhỏ,…
Quý khách có nhu cầu sử dụng rỉ mật đường hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp
Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng
Địa chỉ: Số 39, Ngõ 189/61, Hoàng Hoa Thám, Ngọc Hà, Quận Ba Đình, TP Hà Nội
ĐT: (+84) 2422 118 008 – (+84)962 567 869
Website: https://vbio.vn/
Email: vbiovn1@gmail.com
TIN LIÊN QUAN
Quy trình nuôi gà thịt trên nền đệm lót sinh học hiệu quả nhất hiện nay
Xu hướng nuôi gà thịt khoa học mang đến hiệu quả kinh tế cao, giúp người chăn nuôi có cuộc sống khá giả nhờ nuôi gà thịt...
Cách nuôi gà sao sử dụng đệm lót sinh học hiệu quả
Chi tiết từ A-Z cách nuôi gà sao sử dụng đệm lót sinh học Nuôi gà sao bằng đệm lót sinh học là phương pháp chăn nuôi...
Kỹ thuật làm đệm lót sinh học trong nuôi gà
Kỹ thuật làm đệm lót sinh học trong nuôi gà cần chuẩn bị gì? Kỹ thuật làm đệm lót sinh học trong nuôi gà đang được các...
Nuôi gà bằng chế phẩm sinh học
Những ứng dụng của giải pháp nuôi gà bằng chế phẩm sinh học Nuôi gà bằng chế phẩm sinh học đang hiện đang được khuyến khích phát...
Cách làm đệm lót sinh học nuôi gà hiệu quả
Hướng dẫn cách làm đệm lót sinh học nuôi gà hiệu quả nhất Cách làm đệm lót sinh học nuôi gà ngày càng được đông đảo bà...