Viện nghiên cứu sinh học ứng dụng

Tư vấn hỗ trợ: (+84) 962 567 869 - (+84) 886 550 986 - (+84) 357 368 689

Các bệnh thường gặp trong trồng nấm

Các bệnh thường gặp trong trồng nấm và cách phòng trừ sâu bệnh

Để trồng nấm rơm đạt năng suất và hiệu quả cao thì phòng trừ sâu, bệnh hại trên nấm rơm là rất cần thiết. Vì vậy, chúng tôi giới thiệu đến bà con cách nhận biết và phòng trừ sâu bệnh hại trên nấm như sau:

1.Bệnh do virus

Có khoảng 6 loại virus gây bệnh có biểu hiện tương tối giống nhau. Virus gây bênh làm thoái hóa sợi nấm (ở nấm mỡ) khi quả thể nấm phát triển thì mũ nhỏ, cuống dài và ức chế sự phát triển của quả thể – gây chết

Nguyên nhân: Do tuyến trùng truyền bệnh hoặc các bào tử đã nhiễm virus gây bệnh và lây lan khắp mọi nơi

Bệnh do virus không có thuốc đặc hiệu, chỉ dùng biện pháp phòng bệnh. Đốt khử trùng hoặc dùng nhiệt độ cao để xử lý môi trường nuôi trồng nấm và khu vực nấm bị bệnh.

2.Bệnh do vi khuẩn

Hiện tượng: Vi khuẩn nhiễm vào môi trường trồng nấm làm cho nguyên liệu bị chua, ướt, thậm chí làm cho bịch trồng nấm bị chua và ướt, thậm chí làm các bịch nấm trồng mộc nhĩ, nấm Linh Chi.. có mùi nồng, hăc và để lâu có mùi thối rữa của chất hữu cơ. Nguyên nhân chủ yếu do khử trùng không triệt để, đóng bịch nấm không chuẩn hoắc xếp bịch hấp quá chặt, quá trình hấp tạo áp suất giả nên vi khuẩn còn tồn tại và gây nhiễm.

Vi khuẩn nhiễm vào cây nấm thường ở giữa các mô của chân nấm hoặc mũ nấm, các vi khuẩn này hút dinh dưỡng làm quả thể nấm bị khô xác (ở nấm mỡ) hoặc mũ nấm bị vết thâm đen thối nhữn gây đốm nâu ở mũ nấm, vi khuẩn Verticillium malthousei gây bệnh khô mũ nấm.

Phòng bệnh bằng biệp pháp tuân thủ đúng quy đinh hấp khử trùng cơ chất và vệ sinh sạch sẽ khu vực nuôi trồng nấm.

Xem tin cách phân biệt nấm lành, nấm độc và phòng tránh

3.Bệnh nhiễm nấm dại

3.1 Nấm mốc liên bào màu hồng (mốc hoa cau)

Biểu hiện: Sinh trưởng ở nơi ẩm ướt, mọc và lan truyền rất nhanh, ở nhiệt độ 25° C chỉ hơn 20 giờ đã mọc dầy bề mặt môi trường và sinh ra nhiều bào tử màu hồng (mốc hoa cau). Loại mốc này thường thấy nhiều ở nút bông ướt, ở những túi bị vỡ hoặc rách túi nilon khi trồn nấm trên bịch mùn cưa.

Biện pháp khắc phục: Khi hấp không để bị ướt nút bông. Cẩn thận không để rách, vỡ túi khi hấp và vệ sinh nơi cấy giống hàng ngày. Loại bỏ bịch nấm bị bệnh nhiễm ra xa khu vực trồng nấm.

Các bệnh thường gặp trong trồng nấm

Bệnh nấm mốc xanh trên túi meo nấm

3.2 Mốc cạnh tranh thức ăn hoặc tiêu diệt sợi nấm

Đa số các loại nấm mốc này xâm nhiễm vào môi trường cơ chất trồng nấm. Nhiễm lúc cấy giống đối với các bịch khử trùng hoặc có sẵn ở rơm rạ, bông phế liệ, compost nâm mỡ do khi đảo ủ nguyên liệu chưa đạt yêu cầu.

Mốc xanh màu oliu, mốc xanh lam

-Mốc đen, mốc nâu

Hiện tượng: Các loại nấm mốc này đều có bào tử xâm nhập vào túi cơ chất, ban đầu sợi nấm đều có màu trắng nhưng sau khi cấy giống 7-10 ngày thì các khuẩn ty của các loại nấm này chuyển sang màu xanh lục, xanh lam, màu đen, nâu. Ở các bịch nấm sò nhiễm mốc xanh ở trong, nhìn sợi bên ngoài trắng kín khi đem treo sau 7-10 ngày sợi bị vàng lại và chết.

Nguyên nhân-tác hại: Các loại bào tử nấm mốc xanh, đen đều có rất nhiều trong không khí, nhiễm vào cơ chất chúng nảy mầm thành hệ sợi cạnh tranh dinh dưỡng, tiết ra đôc tố ức chế tiêu diệt hệ sợi nấm ăn hoặc chúng cạnh tranh nguồn oxy và xâm nhiễm vào cơ chất (mốc đen)

Nguyên nhân: Hấp khử trùng chưa đạt yêu cầu

Môi trường cơ chất quá ướt

Cấy giống bị nhiễm từ giồng hoắc bào tử nấm dại từ không khí

Phòng ươm nuôi  bịch nấm có nhiệt độ cao ẩm ướt, vệ sinh chưa đạt yêu cầu.

Không khí bị ô nhiễm nhất là nơi gần khu vực cấy giống.

Nấm mốc trắng

Hiện tượng: Loại nấm mốc này hay xuất hiên trên bề mặt cơ chất luống nấm mỡ, sau khi vào luống, sau khi cấy giống đậy báo hoặc sau khi phủ đất. Toàn bộ mặt lướng có màng sợi màu trắng, sau 7-10 ngày chuyển sang màu vàng bột, chỉ có trên bề mặt không xâm nhiễm sâu vào luống cơ chất.

Nguyên nhân tác hại: Do cơ chấy rơm rạ vào luống có độ ẩm cao, khi đậy báo hoặc phủ đất gây hấp hơi nước ở mặt luống, độ ẩm cao hơn gây mốc, lớp mốc trắng cản trở trao đổi oxy làm giống nấm phát triển chậm hơn. Nhưng khi chuyển sang màu vàng thì ít hại hơn.

Cách phòng chống: Ngừng tưới ẩm, bỏ giấy báo hoặc nilon đậy, mở cửa để thông thoáng. Cơ bản nhất là quá trình đảo ủ rơm rạ và khi vào luống phải điều chỉnh độ ảm thật chuẩn.

nấm bào ngư bị mốc trắng

Nấm bào ngư bị mốc trắng

Nấm mốc vàng

Hiện tượng, nguyên nhân và tác hại: Nấm mốc vàng thường có đường gân như rễ tre màu trắng hoặc vàng chanh mọc trên thân các khúc gỗ trồng. Do khu vực nuôi trồng quá nóng, ẩm, nuôi trồng lưu cữu trong thời gian dài, chế độ thông thoáng kém. Nấm mốc vàng kìm hãm sự phát triển của cánh nấm và ngăn cản sự mọc nấm ở trên khúc gỗ.

Cách phòng trừ: Khử trùng nhà lán bằng cách rắc vôi bột hoặc tưới nước vôi đặc toàn bộ nền nhà, lán.

Vệ sinh phòng trồng nấm: Thường xuyên quét dọn nước đọng ở nền nhà.

Cách ly các bịch nấm hoặc khuc gỗ bị nhiếm bệnh, để khô, có thể quét thuốc tím lên các điểm bị nhiễm bênh.

Nấm mốc trứng cá

Biểu hiên và nguyên nhân: Đây là loại nấm mốc hình thánh giống như sợi nấm rơm, đã nhiễm và có sẵn từ trong rơm. Sợi nấm mốc phát triển bện kết với sợi nấm rơm tạo thành những hạt màu trắng đục hoặc nâu nhạt như trứng cá rất cứng, làm cho nấm rơm kết nu ít hoặc mắt trắng. Nguyên nhân chủ yếu là rơm không được khô hoặc có chỗ khô, chỗ ẩm mục trước khi đưa vào trồng nấm rơm.

Cách phòng trừ: Khi ủ rơm rạ đảm bảo nhiệt độ đống ủ phải đạt 75-80 độ C

Nếu khi đã nhiễm bệnh, dùng tay vuốt hết bề mặt mô nấm, phơi khô mặt mô nấm 1 nắng sau đó dùng nước vôi trong 0.5-1% tưới lên vết bênh, các ngày sau tưới bình thường, năng suất có bị giảm tùy theo mức độ nhiễm bệnh.

3.3. Bệnh nhiễm các loại nấm dại thuộc nấm lớn

-Nấm mực

Biểu hiện và nguyên nhân: Nấm mực lúc nhỏ có hình như đầu đũa, mũ màu xám, cuống màu trắng mọc sauu từ trong cơ chất ra ngoài. Do cơ chất ủ hoắc khử trùng còn sống và quá ẩm, sợi và bào tử nấm mực vẫn tồn tai. Sau khi nhiệt độ cơ chất ủ nóng từ 70-75° C hạ xuống 28-35° C và gặp điều kiện quá ẩm (độ ẩm cơ chất sung nước) thì bào tự nấm mực nảy nầm và phát triển rất nhanh. Sợi nấm mực tranh giành thức ăn và ức chế sợi nấm ăn sinh trưởng. Sau 7-10 ngày kết thúc chu kỳ sống, bào tử nấm mực tiếp tục phát tán trong không khú.

Cách phòng trừ: Quy trình ủ rơm và hấp khử trùng phải đảm bảo về nhiệt độ và độ ẩm.

Nếu cơ chất quá ẩm phải phơi lại rồi bổ dung nước vôi 1-2% hoặc vôi bột 0.3-0.5%.

Trong luống nấm mỡ nếu có nấm mực dùng tay nhổ bỏ trước khi nấm xòe ô.Ngừng tưới nước cho tới khi kiểm tra thấy cơ chất vừa ẩm, nếu chưa cấy giống có thể lật úp đảo phần đáy lên trên.

Nấm chân chim

Biểu hiện và nguyên nhân: Nấm chân chim là loại nấm có hình thái giống như nâm sò nhưng kích thước nhở chỉ như lông chim,màu trăng ngà, cánh nấm rất dai. Loại nấm này thường nhiễm vào các khúc gỗ trồng mộc nhĩ, nấm hương ở quanh lỗ cấy giống hoặc vết xây xát vỏ gỗ, đầu khúc gỗ.

Nguyên nhân: Bào tử nấm rơi, xâm nhiễm vào vết đục ỗ cấy giống khi ta trồng nấm tại địa điểm có nguồn nấm dai mọc ở các gốc cây khô xung quanh. Gỗ đã nhiễm loại nấm này rất khó trừ và ảnh hưởng rất lớn tới năng suất.

Cách phòng trừ: Khi đục lỗ cấy giống chọn địa điểm sạch sẽ, kín gió nếu phát hiện có nấm dại mọc xung quanh phải dọn sạch, tưới nước vôi để hạn chế bào tử.

Đục lỗ, cấy giống, đậy nắp khúc gỗ nào làm gọn khúc đó, không phơi lỗ cấy giống quá lâu.

Khi phát hiện có gỗ bị nhiễm phải cách ly ngay để chống lây lan sang chỗ khác.

Nấm hoa cúc :

Biểu hiện, nguyên nhân: Nấm hoa cúc có kích thước mũ nấm bằng đồng xu, chân nấm như cái tăm, thường mọc ở chân mô nấm rơm và nhiều nhất ở các mô nấm rơm trồng bằng bông phế liệu. Nguồn lây bệnh là nấm dại mọc ở bờ cỏ hoặc các đống mục hữu cơ ngoài đồng ruộng. Sợi và quả thể nấm dại này có cạnh tranh nhưng không ảnh hưởng nhiều tới sợi nấm rơm và năng suất nếu giống tốt và khỏe.

Cách phòng trừ: Không có thuốc trừ, chú ý phòng nhiễm bằng cách vệ sinh nha fnuooi trồng nấm rơm, răc vôi bột hoặc tưới nước vôi sau mỗi đợt trồng nấm.

4.Bệnh hai sinh lý của nấm

4.1 Bệnh hai sinh lý ở giai đoạn nuôi sợi

-Bênh chết sợi giống

Biểu hiên: Giống nấm cấy vào các bịch đã hấp khử trùng hoặc đóng túi sau 3-5 ngày không có hiện tượng bung sợi (sợi từ hạt giống xù bông như sâu rớm) và không mọc vào cơ chất. Nếu kéo dài thời gian, hạt thóc có sợi giống sẽ bị mốc xanh hoặc thối nhũn nát, không còn màu của sợi giống nấm.

Nguyên nhân và khắc phục: Cơ chất không thích hợp, trong bịch cơ chất đã nhiễm khuẩn, có độc tố. Trong luống cơ chất nấm mỡ còn dư NH3 (có mùi khia như nước giải), bịch nấm sò đã nhiễm mốc sinh nhiệt và CO2 cao. Mô nấm rơm quá khô hoặc quá ướt, nhiệt độ trong mô nấm còn nóng >45 độ C gây chết giống

-Bệnh sợi nấm mọc yếu, nhanh chóng lão hóa:

Biểu hiện: Sợi giống nấm phát triển nhanh, hệ sợi mảnh, mờ nhạt, không mọc sâu vào cơ chất.

Nguyên nhân: Do cơ chất quá ẩm hoặc quá khô ở bịch mùn cưa, cơ chất nghèo dinh dưỡng, khi đảo ủ rơm rạ bị đen, vụn nát do lên men yếm khí quá dài, độ ẩm cao, hay giống bị yếu do vận chuyển, bao quản không cẩn thận giống bị giảm sinh lực.

-Bệnh sợi nấm bị co sợi:

Biểu hiện: Ban đầu sợi nấm bung sợi và sinh trưởng bình thường, gần đến đáy bịch hoặc đáy luống sợi dùng lại không mọc tiếp và chuyển sang màu trắng thạch cao.

Nguyên nhân: Do độ ẩm trong cơ chất quá cao thường đọng ở đáy bịch nấm, đáy luống nấm hoặc cơ chất bị nhiễm khuẩn ở đáy, còn mùi SO2, mùi NH3 ở luống cơ chất nấm mỡ. Khắc phục bằng cách lật ngược bịch nấm hoặc ninlon lót ở đáy luống nấm mỡ.

4.2. Bệnh hại sinh lý ở giai đoạn quả thể

-Do ảnh hưởng của nồng độ CO2

Nhà trồng nấm thiếu oxy, nồng độ CO2 quá cao thì mỗi loại nấm có biểu hiện khác nhua như: mũ nấm Linh Chi ra dạng sừng hươu, mộc nhĩ có dạng sùi mào gà, nấm sò có cuống dài, không có mũ hoặc mũ rất nhỏ, nấm đầu khỉ chi ra nhánh dạng san hô, nấm mỡ chân cao nhanh nứt bao xòe ô. Nguyên nhân so khi hình thành quả thể, nấm cần oxy cao gấp nhiều lần giai đoạn sợi và quá trình hô hấp của sợi nấm sinh ra nhiều CO2.

Khắc phục bằng cách tăng độ thông thoáng, dùng lưới che chắn hoặc quạt để thông khí hằng ngày. Không để quá nhiều bịch nấm trong nhà trồng.

Do ảnh hưởng của nhiệt độ

Nhiệt độ ảnh hưởng tới quả thể nấm rơm, nếu khi ra đinh ghim gặp lạnh đột ngột thay đổi nhiệt độ hơn 10 độ C nấm sẽ chết hàng loạt. Nấm mỡ gặp nhiệt độ cao hơn 25 độc C, gió nồm quả thể sẽ bị chết, chuyển sang màu vàng và nhũn nát, nếu ở các điểm kém thông thông thoáng sợi nấ và quả thể bị xù lông và chết.

-Các yếu tố sinh thái như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, pH, nồng độ CO2 đều có ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của sợi nấm và sự hình thành quả thể. Hình thái và năng suất nấm phụ thuộc vào giống nấm và điều kiện nuôi trồng.

Các biện pháp phòng trừ tổng hợp:

Chọn tạo giống khỏe, chống bênh tốt

Làm tốt vệ sinh môi trường

Các giàn giá phòng nuôi phải được vệ sinh, khử trùng định kỳ sau mỗi đợt trồng nấm.

Phòng cấy giống nấm phải có nền, tường, trần sạch sẽ, dễ lau chùi, cọ rửa. Thao tác vô trùng lúc cấy giống luôn phỉa tuân thủ quy trình kỹ thuật.

Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp và xử lý bệnh nấm đúng lúc đúng cách sẽ hạn chế được tác hại và nâng cao được tối da năng suất nấm.

5.Sâu bênh và một số loài động vật hại nấm

5.1 Nhóm động vật hại nấm

Chuột thường ăn hạt thóc có giống nấm sau khi cấy giống nấm rơm, nấm mỡ. Khi cắn ổ chuột thường phá nút bông, cắn bịch nấm hoặc đào hang trong cơ chất luống nấm mỡ.

Mối thường xông vào các đống gỗ trồng mộc nhĩ, nấm hương, khoét rãnh làm bong vỏ gỗ sợi không phát triển được.

Gián, kiến, cốn chiếu, ốc sên thích ăn sợi giống và nấm non : Nấm rơm, mộc nhĩ, nấm hương trên gỗ.

Để phòng trừ các tác nhân gây hại này chúng ta chỉ có cách đánh bẫy, bả chuột, rắc hoác chất xua đuổi mối, kiến, gián, sên, ốc.

5.2 Nhện

Thường có ở các nơi nuôi trồng nấm mộc nhĩ, nấm rơm, nấm sò. Nhện rất bé, có màu nâu ẩn nấp ở các góc khuất, trong cơ chất. Nhện thường cắn sợi nấm, hại nụ nấm và quả thể non

Cách phòng trừ

+ Chọn nơi nuôi trồng tốt, xa nơi chứa nguyên liệu

+ Khử trùng phòng nuôi 

+ Cơ chất phải khử trùng triệt để bằng hơi nước hoặc ủ đống có nhiệt độ hoen 75 độ C

5.3 Rệp

Rệp là loại tác nhân gây thiệt hại rất lớn cho các cơ sở trồng mộc nhĩ, chúng làm giảm năng suất thậm chí mất trắng phải ngừng sản xuất 1-2 năm. Rệp có kích thước rất nhỏ như hạt bui, có màu trắng nhạt, chúng sinh sản rất nhanh theo kiểu bọc ấu trùng.Chúng cắn nát sợi nấm mộc nhĩ, đẻ trứng tại miệng vết cắn. Trứng rệp có khả năng hút dĩnh dưỡng từ sợi nấm phát triển lớn dần như trứng ốc, trứng cá và chuyển màu từ màu trắng ngà sang màu vàng. Bọc trứng tạo trùng sau 10-15 ngày hình thành hàng ngàn cá thể mới. Với kích thước rất nhỏ, lây truyền nhờ gió và kiểu sinh sản bọc ấu trùng nên rêp nấm phát triển rất nhanh và tác hại rất lớn. Ban đàu rệp ký sinh  ở nút bông, vỏ bịch nấm , tìm cách chiu vào trong bịch làm thất thu toàn bộ. Các bịch nhiễm rệp có các hạt như trứng cá ở bề mặt hoặc tại vết rạch, xung quanh sợi nấm bị hư hại có màu nâu khô xác.

Phòng trừ bằng cách: trồng nấm xa các chuồng trại chăn nuôi trâu bò, gà, lợn. Vệ sinh bằng hóa chát phòng ươm và nuôi. Rắc vôi bột toàn bộ nền.

5.4 Các loại ruồi nấm

Có hai loại ruồi hại nấm chủ yếu là loại ruồi nhỏ dài  1-1.2mm, đầu ngực đen, bung và chân màu đỏ vàng và ruồi lớn thân dài 3-4mm sải cánh 7-9mm. Ấu trùng của ruồi ăn sợi nấm, con trưởng thành chích hút vào mũ nấm làm nấm có các vết đen, ăn sâu vào mũ nấm. Nếu thời tiết nóng ẩn nhiệt độ cao trên 28-30 độ C ruồi nấm phát triển mạnh, ấu trùng chui lên quả thể nấm làm thối nấm.

Nguyên nhân: Do khu vực trồng nấm vệ sinh không sạch sẽ, gốc nấm, chân nấm không vứt bỏ cách xa nhà trồng nấm và thời tiết nóng. Phòng trừ bằng biện pháp vệ sinh nhà xưởng, dùng hương xua ruồi, muỗi hoặc nếu nhiều phun permethrin là loại thuốc thảo mộc diệt côn trùng.

5.5 Tuyến trùng

Tuyến trùng là 1 loại giun chỉ rất nhở chỉ dài khoảng 1mm, hường ở trong đất ẩm hoặc nước bẩn. Có hại loại tuyến trùng: tuyến trùng ký sinh trên hệ sợi nấm và tuyến trùng gây thối nhũn nấm. Ở nhiệt độ 14-20 độ C thì vòng đời của tuyết trùng là 15 ngày, nếu nhiệt độ cao hơn thì vòng đời nhanh hơn. Ở mộc nhĩ khi đã mọc cánh nấm nếu trời nóng ẩm, tới nhiều nước và vệ sinh không sạch sẽ rất dễ bị tuyến trùng  phá. Tuyến trùng pelodera là loại hoại sinh  ở mộc nhĩ, chúng dùng đầu hút chích thức ăn từ quả thể mộc nhĩ, căn nát làm cho mộc nhĩ bị nhũn vữa và có mùi hôi tanh. Tuyến trùng Aphelen- Choides và Ditylenchus  thường sống trên bề mặt luống cơ chất nấm mỡ, chúng dùng vòi cắm vào sợi nấm hút dinh dưỡng làm sợi nấm không mọc tiếp và làm héo dần sợi nấm.

Cách phòng trị:

Tuyến trùng chịu nóng yếu sẽ bị chết 100% ở niệt độ 60 độ C là 1 phút, 50 độ C là 2 phút và 45 độc C là 5 phút. Vì vậy quá trình đảo ủ lên men nấm mỡ và hấp bịch mộc nhĩ đúng kỹ thuật sẽ diệt được 100% tuyến trùng

Khi chăm sóc dùng nước sạch để tưới nấm. Trời nắng nóng phải thông thoáng nhà nuôi trồng, quét nước đọng ở nền và có thể rắc vôi bột hoặc tưới nước vôi rồi để khô nền 1-2 ngày.

Meo giống nấm rơm cấp 3

VBio có đội ngũ nhà khoa học nuôi trồng, chăm sóc nấm tại Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng. Chúng tôi có nuôi trồng nhiều loại nấm như: Nấm Maitake, Nấm sò, nấm hoàng đế, nấm mối đen,…

Để được tư vấn và cung cấp các sản phẩm chất lượng tốt nhất, hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau

Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng

Địa chỉ: Số 39, Ngõ 189/61, Hoàng Hoa Thám, Ngọc Hà, Quận Ba Đình, TP Hà Nội
ĐT: (+84) 2422 118 008 – (+84)962 567 869
Website: https://vbio.vn/
Email: vbiovn1@gmail.com

TIN LIÊN QUAN

Hiển thị
  • image
  • image
  • image
  • image
zalo
phone
Hỗ trợ trực tuyến
images Gọi điện
images Nhắn tin
images 0 Giỏ hàng
images Chat zalo
images Facebook