Cách sử dụng chế phẩm vi sinh vật cải tạo đất hiệu quả đỉnh cao
Chi phí rẻ, cách sử dụng đơn giản và mang lại hiệu quả cao, chính vì vậy mà chế phẩm vi sinh vật ngày càng được dùng nhiều hơn trong hoạt động cải tạo đất và trồng cây nông nghiệp. Nếu bà con nào chưa biết cách sử dụng chế phẩm vi sinh vật cải tạo đất thì chỉ cần tham khảo bài viết sau đây chắc chắn sẽ nắm rõ điều đó.
1. Vì sao phải cải tạo đất?
Có thể thấy rằng, diện tích đất nông nghiệp ở nước ta những năm gần đây đang dần trở nên thu hẹp hơn. Đặc biệt, việc sử dụng lượng phân bón hóa học khổng lồ đã khiến chất lượng đất bị giảm sút trầm trọng, nguồn dinh dưỡng dần bị cạn kiệt. Chính điều này đã khiến cho việc trồng trọt, canh tác các giống cây trồng khác nhau gặp nhiều khó khăn.
Chính vì vậy, việc cải tạo đất trồng là cách để gia tăng nguồn dinh dưỡng, loại trừ được các loại vi khuẩn, nấm có hại trong đất trồng. Qua đó giúp cây trồng dễ dàng hấp thụ dưỡng chất, phát triển và đạt năng suất cao.
Trong số các giải pháp cải tạo đất hiện nay thì dùng chế phẩm vi sinh vật được coi là lựa chọn tốt nhất. Ưu điểm của các loại chế phẩm này là có thể áp dụng đại trà trên nhiều giống cây lương thực, thực phẩm khác, hoa màu, cây cảnh, rau và các loại cây nông nghiệp đặc sản khác nhau. Ngoài ra các sử dụng nó cũng rất đơn giản, không tốn nhiều thời gian và công sức của bà con nông dân.
2. Chế phẩm vi sinh vật là gì?
Chế phẩm vi sinh vật là một sản phẩm được tạo nên từ những nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên như tảo biển, rong rêu,… Nhờ áp dụng công nghệ nano tiên tiến kết hợp cùng công nghệ sinh học hiện đại giúp chế phẩm phát huy hiệu quả, mang lại năng suất trồng trọt cao hơn hẳn so với trước đó.
Dùng chế phẩm sinh học để xử lý và cải tạo đất làm tăng hệ số sử dụng đất. Khi đó, đất cũng sẽ trở nên tơi xốp, thoáng khí, giàu mùn, dinh dưỡng khoáng dễ tiêu tan. Tất cả đều tạo điều kiện thuận lợi cho bộ rễ của cây trồng phát triển, cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cây đơm hoa, kết trái, mang lại mùa vụ bội thu.
3. Thành phần có trong chế phẩm vi sinh vật
Thị trường có nhiều loại chế phẩm vi sinh vật khác nhau như chế phẩm vi sinh em, chế phẩm trichoderma,… Mỗi loại đều sẽ đặc điểm, thành phần và công dụng khác nhau. Song, phần lớn các chế phẩm này đều có những thành phần cơ bản như sau:
- Đạm hữu cơ acid amin chiếm 10.4%.
- Dinh dưỡng khoáng thiết yếu bao gồm các nguyên tố đa, trung và vi lượng.
- Các nhóm vitamin A, B, E có công dụng hỗ trợ quá trình sinh lý, sinh hóa của các loại cây trồng.
- Men hay enzyme là thành phần xúc tác cho ra các phản ứng hóa sinh trong quá trình quang hợp và hô hấp. Thông quá đó giúp tăng cường năng suất và chất lượng của nông sản.
- Vi sinh vật có lợi với hàm lượng từ 109-1012 CFU/ml.
Trong quá trình vi sinh vật có lợi phát triển chúng sẽ sinh ra các acid hữu cơ. Và các acid hữu cơ này đóng vai trò hòa tan chất dinh dưỡng và giúp bộ phận lông hút của rễ cây hấp thụ được chất dinh dưỡng hiệu quả hơn, nâng cao hiệu suất hấp thu dinh dưỡng và giảm thiểu tình trạng kết tủa, khó tan của các loại phân bón vô cơ.
4. Công dụng của chế phẩm vi sinh vật trong cải tạo đất
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều chuyên gia lại khuyến khích bà con mua chế phẩm sinh học để cải tạo đất trồng. Đó là bởi vì nó đem đến những lợi ích to lớn mà các phương pháp cải tạo đất trước đây không thể sánh bằng. Cụ thể như sau:
Cải thiện lý tính đất hay tính chất vật lý của đất
Như đã nói ở trên, trong chế phẩm sinh học cho cây trồng có các vi sinh vật sống tự do. Và trong quá trình phát triển loài này tiết ra các enzyme thúc đẩy quá trình phân giải hợp chất hữu cơ và vô cơ ở trong đất. Từ đó giảm thiểu tình trạng đất bị chai cứng, giúp đất trở nên tơi xốp hơn, thoáng khí và giúp tăng cường phản ứng trao đổi của keo đất. Qua đó làm các loại cây trồng đều có thể dễ dàng hấp thụ được dinh dưỡng một cách thuận lợi. Bà con khi đó cũng ít phải sử dụng phân bón, hạn chế bệnh sinh lý liên quan đến bộ rễ.
Cải thiện hóa tính đất hay tính chất hóa học của đất
Trong chế phẩm sinh học có chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng và khoáng chất thiết yếu. Nhờ vậy mà khi sử dụng nó phun hay tưới lên đất trồng cây sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ thành phần dinh dưỡng, giúp đa dạng dưỡng chất trong đất hơn.
Không dừng lại đó, sự phân giải các chất hữu cơ, vô cơ ở trong đất của vi sinh vật hữu ích trong chế phẩm vi sinh cũng góp phần gia tăng lượng dinh dưỡng trong đất. Vì vậy mà giảm được sự mất cân bằng dinh dưỡng trong đất, không xảy ra trạng thoái hóa đất như vẫn thường thấy.
Đặc biệt, trong chế phẩm em gốc còn có cả các nhóm vi sinh vật cố định. Nhờ đó mà đất trồng cây được bổ sung lượng đạm sinh học dễ tiêu khá lớn như NH4+ và N03-.
Chế phẩm EM gốc dạng bột VBio
Cải thiện sinh tính đất hay tính chất sinh học đất
Các loại vi sinh vật có trong chế phẩm dù là cộng sinh hay gốc tự do thì đều có khả năng sinh trưởng cũng như phát triển mạnh mẽ. Gây ức chế quá trình sinh trưởng và phát triển của các nhóm vi sinh vật có hại, gây bệnh c ho cây trồng. Đồng thời, nó cũng thu hút được nhóm vi sinh vật có lợi, giun đất phát triển mạnh hơn.
Các chuyên gia cho biết, chất thải của giun đất sẽ được các vi sinh vật hữu ích trong chế phẩm phân giải thành dạng dễ tan và cung cấp trực tiếp cho cây trồng. Giúp cho tầng canh tác đất trở nên đa dạng các nhóm vi sinh vật hơn như vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật dạng thiên địch,…
Nếu bà con dùng chế phẩm sinh học thường xuyên qua nhiều năm thì lượng giun trong đất sẽ tăng lên đáng kể. Khi đó đất sẽ trở nên thông thoáng, số lượng mao quản ở trong đất được hình thành nhiều hơn. Với các loại cây trồng có củ điều này mang lại rất nhiều lợi ích.
Trước những công dụng tuyệt vời của chế phẩm vi sinh người nông dân sẽ tiết kiệm được chi phí rất lớn cho việc trồng trọt. Đối với phân bón hóa học có thể giảm từ 30 đến 50%, đối với thuốc bảo vệ thực vật có thể giảm đến 50%. Đồng thời, việc cải tạo đất còn giúp giảm công chăm sóc cây trồng, mang lại năng suất cao, chất lượng nông sản tốt nhất.
Ngoài ra, dùng chế phẩm vi sinh không gây ảnh hưởng tiêu cực đến con người, vật nuôi như phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật. Góp phần cân bằng hệ sinh thái trong môi trường đất và bảo vệ môi trường sống của con người.
5. Cách sử dụng chế phẩm vi sinh để cải tạo đất
Mặc dù mang lại nhiều lợi ích như trên là thế, tuy nhiên không phải bà con nào cũng phát huy được công dụng của nó bởi không dùng đúng cách. Để tránh điều đó xảy ra bạn cần tuân thủ những nguyên tắc dưới đây.
Cải tạo đất với chế phẩm vi sinh trước khi trồng
Tùy theo bà con trồng loại cây hoa màu, cây lương thực thực phẩm hay cây ăn quả, cây công nghiệp mà có liều lượng sử dụng chế phẩm vi sinh vật cải tạo đất khác nhau.
- Đối với loại cây hoa màu, cây lương thực thực phẩm thì bà con hãy dùng 100ml chế phẩm vi sinh em pha với 100 lít nước phun ẩm đều cho diện tích 360m2. Cần phun liên tiếp từ 1 đến 3 đợt. Tùy theo tính chất đất của từng vùng khác nhau mà khoảng cách mỗi lần phun cách nhau từ 5 đến 7 ngày. Trường hợp diện tích đất trồng cây càng nhiều thì bạn hãy tăng liều lượng lên cho phù hợp.
- Đối với loại cây ăn quả, cây công nghiệp thì mỗi khi đào hố trồng hay đắp ụ trồng nổi thì bà con cần men vi sinh em khoảng 7 đến 15ml pha cùng với nước vừa đủ ẩm đều lên diện tích đất trồng cây. Khi độ ẩm đất trồng đạt mức 70 đến 80% là đạt yêu cầu.
Cải tạo đất trong quá trình trồng
Khi trồng cây và sau một quá trình tăng trưởng, phát triển cây sẽ hút bớt đi một lượng chất dinh dưỡng có trong đất. Lúc này nó thường bị bám chặt lấy bề mặt vì điều kiện tự nhiên và điều kiện chăm sóc, từ đó làm sự phát triển của bộ rễ cây bị ảnh hưởng khá nhiều.
Để khắc phục tình trạng này, đảm bảo cân bằng dinh dưỡng trong đất cũng như tạo điều kiện thuận cho bộ rễ cây trồng được phát triển tốt nhất thì định kỳ 3 đến 5 tháng một lần bà con phải bổ sung chế phẩm sinh học cho đất. Liều lượng thích hợp nên sử dụng là 2 đến 3ml chế phẩm hòa cùng với lượng nước đủ để tưới ẩm quanh trụ, gốc là được.
Tăng hiệu quả dùng phân bón hữu cơ
Các loại phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh,… thường khó tan hơn so với phân hóa học, đặc biệt là khi nó chưa được ủ hoặc ủ chưa kỹ. Để giúp phân hữu cơ khó tiêu được tan nhanh hơn, đảm bảo cung cấp dinh dưỡng và khoáng chất kịp thời cho cây thì việc dùng chế phẩm vi sinh là giải pháp rất cần thiết. Nó cũng là cách giúp giảm hiện tượng mất phân bón vì lý do bị rửa trôi, bay hơi.
Liều lượng thích hợp dùng chế phẩm để phân giải phân hữu cơ đó là 100ml chế phẩm pha với 50 đến 100 lít nước phun đều lên các loại phân hữu cơ. Với liều lượng này bà con có thể phun được từ một đến hai tấn phân. Nên nhớ, thực hiện công tác này trước 5 đến 7 ngày sử dụng phân để bón lót cho cây.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi giúp bà con hiểu rõ lợi ích và cách sử dụng chế phẩm vi sinh vật cải tạo đất. Trước thực trạng sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều làm đất trồng đang bị xuống cấp trầm trọng. Nếu không muốn năng suất bị giảm sút, thiệt hại kinh tế lớn thì hãy liên hệ với chúng tôi để được cung cấp chế phẩm vi sinh em cho cây trồng tốt nhất hiện nay.
Hiện VBio có cung cấp các loại chế phẩm như:
Quý khách có nhu cầu sử dụng rỉ mật đường hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp
Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng
Địa chỉ: Số 39, Ngõ 189/61, Hoàng Hoa Thám, Ngọc Hà, Quận Ba Đình, TP Hà Nội
ĐT: (+84) 2422 118 008 – (+84)962 567 869
Website: https://vbio.vn/
Email: vbiovn1@gmail.com
TIN LIÊN QUAN
Hướng dẫn cách làm chế phẩm vi sinh vật bản địa IMO đơn giản tại nhà
Hiện nay, việc sử dụng các loại chế phẩm sinh học hữu cơ trong lĩnh vực nông nghiệp đang là xu hướng rất được ưa chuộng. Hiểu...
Chuyên gia chia sẻ cách ủ phân bón nông nghiệp hữu cơ chi tiết A-Z
Cách ủ phân bón nông nghiệp hữu cơ tại nhà hiện được nhiều bà con quan tâm, tìm hiểu bởi xu hướng canh tác nông nghiệp sạch,...
Phân trùn quế là gì? Chia sẻ cách ủ phân trùn quế và hướng dẫn sử dụng hiệu quả nhất
Phân trùn quế được nhắc đến khá nhiều hiện nay, tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ phân trùn quế là gì hay cách ủ phân...
Bật mí cách làm thuốc trừ sâu bằng quả bồ hòn chi tiết A-Z
Được trồng rất nhiều ở hầu khắp các tỉnh thành phía Bắc nước ta, bồ hòn là một loại cây có khá nhiều công dụng thiết thực...
Kỹ thuật trồng măng tây tất tần tật từ gieo trồng, chăm sóc đến thu hoạch
Trong thời gian gần đây, măng tây đang trở thành loại nông sản mang lại nguồn kinh tế cao. Có rất nhiều nơi đã áp dụng một...